Cây đinh lăng là một cây dược liệu quý đã được sử dụng từ lâu đời. Phần lá của cây đinh lăng thường được bà con sử dụng để ăn kèm với món gỏi cá nên có một số địa phương còn gọi đinh lăng là cây gỏi cá. Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có tác dụng tốt cho cơ thể và sử dụng làm thuốc. Lá cây đinh lăng cũng là một trong những bộ phận được sử dụng phổ biến nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con tìm hiểu rõ hơn về những công dụng tuyệt vời của lá cây đinh lăng.
Lá đinh là loại lá kép 3 lần xẻ lông chim, chiều dài lá thường từ 20 đến 40 cm. Không có lá kèm rõ. Phần lá chét thường có cuống lá gầy và phiến lá chét thường không có răng cưa đồng đều. Lá đinh lăng thường có mùi thơm đặc trưng nên thường được người dân sử dụng để ăn sống cùng với gỏi cá để tăng thêm hương vị thơm ngon cho món ăn, lá đinh lăng có thể làm rau sống để vẫn có thể trở thành một loại thuốc bổ quý cho người dùng.
Lá đinh lăng tươi có thể sử dụng để bồi bổ cho cơ thể đang bị mệt mỏi, ngăn ngừa tình trạng dị ứng da. Bà con chỉ cần sử dụng khoảng 1500- 200g đun sôi với khoảng 200 ml nước rồi để nguyên cho lá đinh lăng ra nước chất. Bạn có thể tưởng tượng như pha trà xanh vậy. Sau khi mở nắp bạn có thể chắt lấy phần nước đầu tiên này để uống rồi lại cho thêm 200 ml nước vào lá đinh lăng lúc nãy rồi đun sôi lại để uống nước thứ hai. Bạn có thể sử dụng lá đinh lăng vài lần trong ngày để mát gan, giải độc và giúp hồi phục cơ thể bị suy nhược hiệu quả hơn.
Lá đinh lăng tươi còn có tác dụng chữa sung đau cho các khớp xương hay các vết thương, làm giảm sưng tấy cho các nốt mụn. Bà con chỉ cần giã 40 g lá đinh lăng tươi rồi đắp trực tiếp lên những chỗ bị đau, lá đinh lăng sẽ xoa dịu vết thương nhanh chóng.
Ngoài ra lá đinh lăng phơi khô còn có tác dụng phòng chống co giật cho trẻ em bằng cách sử dụng kết hợp cả lá đinh lăng già và non phơi khô rồi lót vào làm gối hoặc trải xuống dưới sẽ có tác dụng tích cực cho em bé.