Sâu róm đỏ là sâu hại không thường xuyên xuất hiện trên vườn điều nhưng một khi đã xuất hiện chúng thường biến thành dịch và có khả năng ăn trụi sạch cả lá cây trên vườn điều khiến cây điều không thể sinh trưởng và phát triển và chết cành.
Nếu không chủ động phòng trừ thì vườn điều sẽ bị tổn hại nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con nhận định rõ về triệu chứng bùng phát cũng như các phòng trừ loài sâu róm đỏ trên vườn điều này cho bà con nông dân.
Đặc điểm hình thái.
- Loài sâu róm đỏ (Cricula trifenestrata) có 4 giai đoạn sinh trưởng chính là trứng, sâu non, nhộng và bướm.
- Trừng thường có hình tròn hoặc hình bầu dọc, trứng có màu trắng hoặc vàng với kích thước từ 0,9 đến 1mm.
- Ở giai đoạn sâu non chúng thường được chia thành 5 tuổi, mỗi tuổi sẽ có nhiều máu sắc khác nhau gồm vàng nhạt, đỏ, đen và màu nâu. Đối với những con sâu tuổi lớn thường có chiều dài từ 20 đến 60 mm. Trên thân thường có nhiều gai, trên mình được chia làm 10 đốt nối với đầu và đuôi, trên lưng thường có màu trắng và chạy dọc từ đầu đến đuôi. Loài sâu non thường xuất hiện vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, những lúc trời nắng thì sâu non trốn xuống dưới thân cây hoặc tán lá để ẩn nấp. Vòng đời của sâu non thường từ 12 đến 15 ngày.
- Nhộng thường có màu đen hoặc màu đỏ, nhộng có chiều dài từ 20 đến 30 mm, giai đoạn của nhộng thường từ 10 đến 14 ngày.
- Con trường thành thường có chiều dài từ 30 đến 40 mm. Cánh thường có màu bàng trên lưng có các chấm đen dọc lưng. Bướm thường sống từ 5 đến 7 ngày và để được từ 130 đến 150 trứng.
Tập tính hoạt động.
- Sâu non thường chỉ gặm phiến lá đến khi lá trụi chỉ còn cuống, chúng tập chung thành từng đàn và ẩn nấp dưới những tán lá. Những cành lá non và lá bánh tẻ là hai vị trí thường xuất hiện sâu nhất.
- Sâu róm đỏ thường có khả năng hoạt động và sinh sản rất nhanh nên rất có thể bùng phát thành dịch nên bà con cần chú ý đến biện pháp phòng trừ thường xuyên.
Biện pháp phòng trừ.
- Hàng năm cần chú ý tỉa cành tạo tán thông thoáng cho vườn điều để hạn chế bướm đẻ trứng.
- Vệ sinh vườn sạch sẽ nhưng chú ý nuôi những loài thiên địch của sâu róm đỏ như kiến vàng hay ong mắt đỏ.
- Thường xuyên quan sát vườn thường xuyên, nếu phát hiện ổ dịch mới có thể áp dụng biện pháp xông khói hoặc dùng lửa đốt lông sâu róm sẽ khiến sâu rụng xuống, thu gom và đem đốt ra khỏi vườn.
- Sử dụng bẫy đèn để thu hút bướm vào ban đêm.
- Nếu vườn điều xuất hiện quá nhiều sâu róm đỏ và có nguy cơ bùng phát thành dịch với mật độ lớn hơn 5 con trên một cành thì bà con có thể sử dụng các loại thuốc có chứa hoạt chất như Chlorpyrifos Ethyl+ Cypermethrin, Permethrin, Cypermethrin, Fipronil chẳng hạn một số thuốc hóa học như Tungcydan 30EC, Vovinam 2.5 EC, Tungperin 10EC, Cyperan 5 EC, Tungent 5SC,…liều lượng và cách dùng cần thực hiện đúng theo hướng dẫn trên bao bì và theo đúng nguyên tắc “4 đúng” để vườn điều được sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
- Nên phun thuốc trong giai đoạn sâu non để thuốc đạt hiệu quả cao nhất, cần phòng trừ sâu róm sau khi cây điều đã ra bông xong hoặc phun khi trời nắng vì lúc này sâu thường chui xuống đất. Nếu phun vào sáng sớm và chiều mát thì nên phun trên ngọn điều.