Cách làm bồn cho cây cà phê đúng kỹ thuật

Để tránh mua phải cây giống kém chất lượng. Bà con vui lòng chỉ liên lạc tới số 0966.25.17.86 để được tư vấn

Làm bồn là một trong những kỹ thuật quan trọng giúp bộ rễ của cây cà phê phát triển tốt hơn, tăng độ ẩm đất sau khi tưới giúp cây cà phê chống chịu hạn tốt và năng suất của vườn cà phê cũng cao hơn hẳn.

Để giúp hiệu quả của kỹ thuật làm bồn cà phê được cao bà con cần xác định thời điểm làm bồn và áp dụng kỹ thuật làm bồn chính xác để không làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây và giúp cây cà phê Tr4 được sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Tác dụng của làm bồn.

– Kỹ thuật làm bồn thường được áp dụng đối với những hộ dân áp dụng biện pháp tưới gốc.
– Đối với những đợt tưới trong mùa khô, làm bồn sẽ giúp chứa được toàn bộ lượng nước tưới, tránh thất thoát nước/
– Làm bồn còn thu gom và tận dụng toàn bộ lượng nước trong mùa khô vào trong gốc cà phê để tiết kiệm nước và giúp cây được sinh trưởng tốt hơn.
– Làm bồn giúp giữ ẩm cho cây cà phê trong mùa khô tốt hơn.
– Rễ cây cà phê vối thường tập trung chủ yếu ở trên tầng đất mặt, tư 0-30 cm nên việc làm bồn sẽ tăng được khả năng chống hạn cho cây cà phê trong mùa khô.
– Làm bồn giúp đưa bộ rễ của cây cà phê xuống sâu hơn và cải tạo được độ phì nhiêu cho đất, giúp bộ rễ phát triển tốt hơn ngay trong điều kiện mùa khô.
– Ngay sau trồng mới cà phê bà con cần tiến hành làm bồn cho cây để tạo cho cây một định hướng ổn định cho cả bộ rễ và tận dụng được lượng nước trong mùa khô ngay từ đầu.

làm bồn cà phê

Kỹ thuật làm bồn.

– Ngay sau khi trồng bới bà con cần dùng cuốc để làm bồn xung quanh gốc cà phê. Tùy theo kích thước của hố đào bà con có thể tạo bồn theo kích thước tương đương.
– Thông thường thì kích thước đường kính của bồn thường rộng từ 1 đến 1,2 mét, thấp nhất là 0,8 mét và có chiều sâu khoảng 15 đến 20 cm.
– Bà con cần tiến hành làm rộng bồn theo chiều rộng của cây cà phê, tùy vào kích thước ổn định của tán để có sự thay đổi về kích thước của bồn. thông thường chiều rộng của bồn cần được thiết kế lớn hơn mép tán cà phê từ 20 cm. Độ sâu của bồn so với mặt đất là 25 đến 30 cm.
– Cứ vào đầu mùa mưa hàng năm bà con nên tiến hành công việc mở rộng bồn cà, luôn duy trì độ rộng của bồn cách mép tán cà phê trên 20 cm.
– Những rãnh mới được đào thêm xung quanh bồn cũ có thể sử dụng thêm các loại phân chuồng hoặc các loại cỏ rác để lô để ép xanh và tăng hữu cơ cho đất, nhằm cải tạo độ phì của đất.
– Thông thường khoảng 3 đến 4 năm thì bà con tiến hành vét bồn một lần, duy trì độ sâu của bồn từ 25 đến 30 cm là hợp lý.
– Khi đào bồn thì cần bà con cần tiến hành trồng cà phê giống âm sao cho phần cổ rễ của cây cà phê phải thấp hơn mặt đất xung quanh là 15 đến 20 cm.

Biện pháp làm bồn thường được áp dụng cho cây cà phê vối, đối với cây cà phê chè bà con nên tiến hành vét thành rãnh dọc hoặc theo hàng cây để hạn chế hiện tượng xói mòn trong mùa mưa chứ không nên áp dụng biện pháp làm bồn vì khoảng cách giữa các cây khá hẹp.

Posted in: Cà Phê
Hãy để lại nhận xét về bài viết này, chúng tôi sẽ ghi nhận và giúp đỡ bạn
hotline viện eakmat