Tổng hợp kỹ thuật nhân giống tiêu hiệu quả

Để tránh mua phải cây giống kém chất lượng. Bà con vui lòng chỉ liên lạc tới số 0966.25.17.86 để được tư vấn

Cây tiêu luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, tùy vào điều kiện thích nghi mà một số giống tiêu sẽ thích hợp với điều kiện của địa phương và cho năng suất ổn định. Để giúp vườn cây này đạt được năng suất cao và hiệu quả tối đa, chúng ta thường thay thế những giống tiêu kém chất lượng bằng những giống tiêu hiệu quả này.

Tiêu có thể nhân giống bằng hạt và nhân giống vô tính, tuy nhiên nhân giống bằng hạt, cây thường chậm ra hoa và đậu quả hơn nhân giống vô tính nên chúng ta nên chú trọng vào những phương pháp nhân giống vô tính bằng cành để nhanh chóng ổn định năng suất cho vườn tiêu.

Nhân giống bằng hạt:

Những hạt tiêu đã già đều có thể sử dụng để nhân giống, tùy nhiên việc nhân giống bằng hạt hầu như không được áp dụng trong sản xuất bởi cây không giữ được những đặc tính di truyền của cây mẹ, cây sinh trưởng chậm, chống chịu kém. Thời gian nảy mầm lên tới 30 ngày và chỉ co ra quả sau 7 năm gieo trồng. Chính vì vậy việc nhân giống bằng hạt chỉ được áp dụng trong việc nghiên cứu, thí nghiệm để phát hiện những gen trội và lai tạo các giống mới.

tiêu ghép

Có 3 phương pháp nhân giống vô tính gồm: Chiết cành, ghép cành và giâm cành.

Giâm cành:

Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay nhờ ưu điểm: thao tác đơn giản, giữ được đặc tính di truyền của cây mẹ, dây sinh trưởng khỏe và có thể áp dụng trên tất cả các giống tiêu. Bạn có thể sử dụng cành lươn và cành tược, đều có khả năng ra rễ nhanh.

+ Cành tược (dây thân): là cành phát sinh từ mầm nách trên các cây tiêu nhỏ, những cành này thường là cành giúp độ phủ cây tiêu nhanh hơn, cây vươn cao. Sử dụng dây thân cây phát triển mạnh, có khả năng cho ra trái chỉ sau 2 năm trồng. Năng suất cao và ổn định như cây mẹ, có tuổi thọ từ 15- 20 năm.

+ Cành lươn (dây lươn): thường là dây được chọn lựa để giâm cành và nhân giống vì dây lươn không bám vào trụ, không mang mầm cành quả và khi sử dụng dây lươn để giâm cành cũng không ảnh hưởng đến năng suất của cây tiêu. Dây lươn cho trái chậm hơn với dây thân nhưng khả năng sinh trưởng mạnh và thời gian sử dụng lâu hơn. Dây lươn sẽ cho trái sau 3- 4 năm trồng.

+ Nhánh ác: Bạn có thể áp dụng biện pháp giâm cành với cành ác, tuy nhiên cây sẽ không có khả năng ra rễ và không thể bám trụ, cây nhanh cho ra quả nhưng già cỗi rất nhanh. Sử dụng nhánh ác để nhân giống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây tiêu mẹ.

Chiết cành:

Bạn hoàn toàn có thể áp dụng biện pháp chiết trực tiếp dây lươn và dây thân đẻ nhân giống tiêu, giúp cây sinh trưởng và phát triển ổn định hơn. Cách làm cũng khá đơn giản, bạn chỉ càn trộn đất, rễ bèo và xơ dừa thành một hỗn hợp mịn, bó chúng vào mắt của dây thân hoặc dây lươn, dùng nilong bọc lại. Sau khi chỗ bó đã ra rễ dài thì bạn đem trồng. Tỷ lệ thành công của chiết tiêu rất cao nhưng hệ số nhân giống thấp, chỉ thích hợp để lấy giống bổ sung.

Nuôi cấy mô:

cách ghép tiêu

Đây là phương pháp nhân giống tiêu ít được áp dụng vì đòi hỏi kỹ thuật cao, kinh phí lớn, thời gian thích nghi của cây con ra môi trường rất dài, hơn nữa trong quá trình nuôi cấy còn có khả năng biến dị. Nhân giống bằng nuôi cấy mô cây vẫn phát triển tốt nhưng chậm ra hoa.

Ghép:

Bạn có thể cải thiện giống tiêu bằng cách ghép các giống tiêu tốt lên gốc các loài cùng loại, tuy nhiên cách ghép này không mang lại hiệu quả cao.
Hiện nay VIỆN EAKMAT đã thử cách ghép các giống tiêu có năng suất cao như giống tiêu Vĩnh Linh, Lộc Ninh lên gốc trầu không hoặc gốc tiêu trâu để tăng khả năng chống chịu cho giống. Tuy nhiên kết quả giống ghép không theo dự kiến và tỷ lệ sống của các cây được cấy ghép rất thấp, cây không thể thích nghi với môi trường và chết sau một thời gian.

Nếu bà con nông dân muốn nhân giống tiêu mẹ và đảm bảo được năng suất cho vườn tiêu, hãy áp dụng phương pháp giâm cành bằng dây lươn. Đây là phương pháp nhân giống vô tính đạt hiệu quả nhất hiện nay!

Posted in: Tiêu
Hãy để lại nhận xét về bài viết này, chúng tôi sẽ ghi nhận và giúp đỡ bạn
hotline viện eakmat