Cây đinh lăng có kỹ thuật trồng không quá phức tạp, tuy nhiên để đảm bảo cho vườn cây được sinh trưởng và phát triển tốt nhất bà con cũng cần đảm bảo trồng cây vào đúng thời vụ cũng như mật độ sao cho hợp lý nhất để cây phát triển tối đa. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bà con cách trồng cây đinh lăng đúng tiêu chuẩn, mời quý bà con cùng tham khảo!
Thời vụ và mật độ trồng.
Cây đinh lăng thường được trồng vào mùa xuân khoảng tháng 1 đến tháng 4 là thời điểm thích hợp nhất. Trước khi trồng cây cần được giâm hom trước từ 20 đến 25 ngày để cây ra rễ và dễ dàng thích nghi với vùng trồng hơn.
Mật độ trồng thích hợp đối với cây đinh lăng là 40×50 cm hoặc 50×50 cm bởi vì cây đinh lăng là cây thân bụi nhỏ nên không cần quá nhiều diện tích để vươn cao hay tạo tán. Vì vậy đối với 1 ha đất có thể trồng được 40.000 đến 50.000 cây đinh lăng.
Làm đất.
Cây đinh lăng có thể thích nghi với nhiều vùng đất trồng khác nhau tuy nhiên vùng đất đó phải không được đọng nước, có khả năng thoát nước tốt. Nên trồng đinh lăng ở vùng đất cát pha có độ tơi xốp cao, độ ẩm đất trung bình.
Trước khi trồng cần chú ý bón lót cho đất để tạo điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho cây, mỗi ha trồng cây đinh lăng cần bón khoảng 10 đến 15 tấn phân chuồng, 400- 500 kg phân NPK trộn đều với đất để tạo điều kiện sinh trưởng tốt nhất.
Kỹ thuật trồng.
Sau khi hoàn thành các bước chuẩn bị đất, bà con tiến hành đặt nghiêng hom theo chiều luống rồi tiếp hành lấp hom cây. Bầu hom cần để hở trên mặt đất khoảng 5 cm. Sau khi trồng cần phải chú ý đảm bảo độ ẩm và độ tơi xốp cho đất bằng cách phủ thêm bèo hoặc các loại rươm rạ lên bề mặt luống. Nếu đất quá khô hạn cần chú ý tưới nước ngập khoảng 2/3 luống để đảm bảo độ ẩm của vườn luôn đạt 80%. Tuy nhiên trong vòng 25 ngày không được để cây bị ngập nước, nếu thời tiết mưa nhiều cần chú ý có biện pháp thoát nước nhanh chóng để tránh bị thối hom. Tùy vào mục đích sử dụng, kỹ thuật trồng cây đinh lăng cũng có sự thay đổi.
Đối với mục đích trồng cây để làm cảnh hoặc dùng để thu dược liệu thì bà con có thể tiến hành trồng theo từng hốc đối với đất đồi hoặc trồng theo hàng theo hình dáng tùy ý.
- Khi trồng hốc cần chú ý đào hố có đường kính một 1 m. Sâu khoảng từ 35 đến 40 cm rồi lót ở dưới đáy hố một miếng PE hoặc các loại nilon cũ để rễ cây chỉ mọc tập trung trong hố và đến thời điểm thu hoạch có thể dễ dàng lấy toàn bộ phần rễ trong đất. Sau khi thiết kế hố cần chú ý trộn thêm 10kg phân chuồng trộn chung với đất rồi đưa vào trong hố trồng. Mỗi một hố bà con nên trồng khoảng 3 cây đinh lăng và xếp theo hình tam giác, mỗi cây cách nhau khoảng 50 cm.
- Trồng theo hàng thẳng hoặc tạo dáng cho cây: Bà con cần đào băng rộng 40 cm, sâu 35 đến 40 cm rồi lót lớp nilon cũ hoặc PE ở dưới đáy để cây chỉ mọc rễ trong khoảng đất này sau đó trộn phân chuồng vào đất rồi trồng cây. Đặt cây vào trong hố và điều chỉnh cây thành hàng thẳng hoặc tạo theo hình dáng mà bà con đang định thiết kế tạo dáng cho cây rồi lấp đất lại. Phủ bèo và cung cấp độ ẩm cho cây.
Đối với vườn cây đinh lăng trồng trên diện tích lớn bà con cần chú ý làm luống rộng khoảng 60 cm, chiều cao khoảng 35 đến 40 cm sau đó bắt đầu đào hố theo các hàng lệch nhau, hố cách hố 50 cm. Sau đó bắt đầu cho phần chuồng hoặc các loại phân ủ hoai vào trộn chung với đất. Đặt cây ươm vào trồng theo từng hố đã đào rồi ấn chặt đất xung quanh gốc. Đối với vùng đất dốc bà con nên làm luống theo đường đồng mức để tránh hiện tượng các chất dinh dưỡng bị rửa chơi, đất bị thoát nước nhanh. Chú ý đảm bảo độ ẩm cho đất.