Biện pháp phòng bệnh nấm hồng trên cây ca cao

Để tránh mua phải cây giống kém chất lượng. Bà con vui lòng chỉ liên lạc tới số 0966.25.17.86 để được tư vấn

Bệnh nấm hồng trên cây ca cao thường xảy ra do được trồng với cây che bóng nên ẩm độ trong vườn thường cao. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh nấm hồng do nấm Corticium salmonicolor thường xuyên xuất hiện và gây hại đặc biệt nghiêm trọng đối với những phần thân cũng như lá cây.

Để giúp bà con phòng trừ bệnh nấm hồng hiệu quả hơn chúng ta cùng tìm hiểu về triệu chứng cũng như điều kiện phát sinh của nấm để có biện pháp phòng trừ phù hợp nhé.

Triệu chứng gây hại.

  • Nấm thường xuất hiện ở những cành đã hóa nâu. Khi mới xuất hiện vết bệnh sẽ có một lớp mốc trắng bao phủ bên ngoài vết bệnh. Sau một thời gian thì nấm bắt đầu chuyển sang màu hồng. Lúc này nấm đã ăn sâu vào phần gỗ của thân cây khiến phần mạch gỗ trong cây bị phá hủy, phần vỏ gỗ sẽ chuyển dần sang màu nâu đen, các cành và thân cây sẽ bị bong ra thành từng mảng.
  • Những cành bị nhiễm bệnh lá sẽ không được cung cấp chất dinh dưỡng thường xuyên dẫn đến lá bị vàng úa và khô héo, sau một thời gian sẽ chết khô ngay trên cành. Những cành bị bệnh nặng cũng sẽ chết khô.

Điều kiện phát sinh.

nấm hồng ca cao

  • Nấm thường xuyên xuất hiện ở những vùng trồng ca cao rợp bóng, ẩm thấp do tán lá và cây che bóng không được rong tỉa thường xuyên. Điều kiện ẩm thấp khiến vườn trồng ẩm mốc nên đặc biệt trong thời điểm mùa mưa bệnh sẽ xuất hiện nhiều.
  • Nấm có thể phát tán và lây lan trong nước nên có thể bùng phát mạnh trong mùa mưa. Đối những vùng đất không khô thoáng và ngập nước, bào tử của nấm còn có thể phát tán nhờ gió hoặc một số sinh vật như bọ cánh cứng, kiến và mối nên rất khó phòng trừ hiệu quả.

Biện pháp phòng trừ bệnh nấm hồng.

  • Đầu tiên để ngăn không cho nấm hồng phát sinh bà con cần chú ý đến mật độ và khoảng cách của cây ca cao trước khi trồng.
  • Thường xuyên áp dụng các biện pháp rong tỉa cây che bóng, tỉa cành tạo tán cho cây, để ánh nắng có thể rọi vào vườn khoảng từ 20 đến 30%.
  • Thường xuyên thăm vườn để phát hiện dấu hiệu của nấm bệnh tấn công để có những biện pháp phòng trừ thích hợp như sau:
  • Đối với những cành nhỏ bị nhiễm bệnh chúng ta có thể chủ động cắt bỏ đoạn cành này, cần cắt dưới phần bị bệnh khoảng 30 cm và đưa ra tiêu hủy khỏi vườn.
  • Để phòng nấm phát sinh bà con có thể sử dụng thuốc Norshield 86.2WG 50 g/30 lít nước để tưới cho gốc.
  • Nếu bệnh xuất hiện trên những cành chính và có dấu hiệu bị bệnh nặng thì chúng ta nên chủ động sử dụng các loại thuốc gốc đồng, Rydomil gold, Aliette hoặc dùng các loại thuốc trừ nấm gốc Tridemorph (Calixin 75 EC) để phun trực tiếp vào vết bệnh.
  • Những cây bị bệnh ở rễ cần tiến hành đào bỏ và đốt, những hố của cây bị nấm bệnh thì không nên trồng lại cây ca cao khác ngay mà nên sử dụng các loại cây khác để đất có thời gian phục hồi và để các đoạn rễ bị bệnh còn sót lại bị mục hoàn toàn mới trồng lại.
Posted in: Ca Cao
Hãy để lại nhận xét về bài viết này, chúng tôi sẽ ghi nhận và giúp đỡ bạn
hotline viện eakmat