Một trong những bệnh hại phổ biến và có nguy cơ phát triển thành dịch trên vườn điều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và sản lượng của vườn chính là bệnh thán thư.
Để giúp bà con có thể phát hiện kịp thời và đưa ra các biện pháp phòng trừ kịp thời chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu về triệu chúng cũng như những nguyên nhân gây bệnh thán thư trong bài viết này nhé!
Nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh thán thư thường do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.
Loài nấm này thường có khả năng phát sinh trong điều kiện nóng ẩm và thiếu ánh sáng.
Bệnh thán thư thường xuất hiện chủ yếu trong giai đoạn điều ra lá hoặc có nụ hoa hoặc bắt đầu đậu quả mà xuất hiện mưa ẩm kéo dài. Chính vì xuất hiện trong giai đoạn này nên bệnh càng bùng phát nhanh hơn khiến năng suất bị giảm.
Đối với các vườn điều không được chăm sóc hoặc bón phân không cân đối, bón quá nhiều đạm hoặc không cắt tỉa cành thường xuyên dẫn tới cành lá cây rậm rạp xum xuê thì độ ẩm của vườn thường tăng lên khiến tán cây phía trong không có ánh sáng dẫn tới bệnh thán thư bùng phát mạnh hơn.
Bọ xít muỗi cũng là một trong những véc tơ truyền bệnh khi chúng chích hút thường gây ra những vết thương hở, mầm bệnh thán thư từ những cây bị bệnh sẽ được bộ xít muỗi truyền đi khiến bệnh nhanh chóng lây lan, chính vì vậy mà khi vườn xuất hiện bọ xít muỗi thì thường đi kèm với bệnh thán thư.
Triệu chứng.
Bệnh thán thư thường xuất hiện ở những bộ phận còn non của cây như lá non, nụ hoa và cả quả non.
Khi bị nấm tấn công đầu tiên vết bệnh sẽ xuất hiện những đốm màu nâu đen, sau đó giữa phần lá bị bệnh và phần lá chưa phát bệnh sẽ xuất hiện những quầng màu vàng. Nếu bệnh xuất hiện trên cành non thì lớp vỏ ngoài sẽ bị màu nâu đen, trên bề mặt vết bệnh thường hơi lõm vào và cành thường bị teo tóp khô đi. Nếu nụ hoa quả bị bệnh thì cũng sẽ xuất hiện màu nâu đên và thường là bị rụng.
Nếu bệnh phát triển mạnh sẽ có xuất hiện những vết chảy nhựa trên vết bệnh, các cành sẽ chết dần và hạt bị bệnh thì nhăn lại và khô đen.
Cách phòng trừ.
Trước khi bước vào vụ mới cần tiến hành vệ sinh vườn, chú trọng làm sạch cỏ dại vào cuối mùa mưa, cắt tỉa các cành bị sâu bệnh và tỉa bỏ những cành không còn cho trái để làm thoáng mát cho tán cây nhằm giảm độ ẩm của vườn và để ánh sáng có thể chiếu vào.
Sau khi cắt tỉa và làm thông thoáng vườn cần chú ý phun thuốc phòng trừ sâu bệnh trước khi bệnh phát sinh.
Bón phân đầy đủ và cân đối, không nên bón quá nhiều đạm. Trong quá trifnhc hăm sóc cần tăng cường một số nguyên tố vi lượng cho cây đặc biệt là những loại phân bón lá trước khi cây ra nụ để tăng khả năng chống chịu cho cây, giúp cây phân hóa mầm hoa tốt hơn giúp tăng năng suất cho vườn.
Phun thuốc gốc đồng để phòng bệnh cho cành lá khi cây đang ra lá non, nếu điều đang chuẩn bị ra hoa thì dùng các loại phân như Benlate, Anvil hay Aliette để phòng bệnh kịp thời.
Thường xuyên thăm vườn nhất là giai đoạn có nụ hoa quả non để nếu phát hiện điều có chớm bệnh thì dùng Carbenzim 500FL với liều lượng như trên bao bì để phun cho cây sau đó khoảng từ 7 đến 10 ngày thì phải phun tiếp bằng Bendazol 50WP với liều lượng 0,5 kg/phuy có 200 lít nước hoặc 50- 60g chi bình 16 lít để phun lại lần nữa.
Thán thư là một trong những bệnh hại nghiêm trọng và phổ biến trên vườn điều, bệnh thường ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của vườn nên bà con cần chú ý kiểm tra và có công tác phòng trừ ngay từ ban đầu để không xuất hiện dấu hiệu của bệnh.