Biện pháp phòng trừ bệnh lở cổ rễ trên cây cà phê

Để tránh mua phải cây giống kém chất lượng. Bà con vui lòng chỉ liên lạc tới số 0966.25.17.86 để được tư vấn

Trong quá trình chăm sóc vườn ươm, chúng ta thường phát hiện phần cổ rễ tiếp giáp với mặt đất của những cây con bị thối đen và bắt đầu teo lại. Đó là dấu hiệu của bệnh lở cổ rễ trên cây cà phê.

Đây là loại bệnh hại khá nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng của cây con, nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể gây chết cây con hoặc ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê sau này. Cùng tìm hiểu về triệu chứng của bệnh lở cổ rễ và các phòng trừ hữu hiệu để vườn ươm được phát triển tốt nhất nhé!

Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh.

  • Bệnh xuất hiện do sự tấn công của nấm Rhizoctonia solani, Fusarium spp.
  • Bệnh xuất hiện khi đất vườn ươm quá ẩm thấp, bị ngập úng, đất không thể thông thoáng, bầu đất không có lỗ thoát nước.
  • Đặc biệt là trong mùa mưa, những vùng đất ẩm, không được xới xáo thường xuyên khiến đất dễ bị ngập úng.
  • Bệnh thường xuất hiện tại phần cổ rễ của những cây cà phê con trong vườn ươm hoặc những cây cà phê từ 1- 3 năm tuổi. Tùy vào từng độ tuổi mà có dấu hiệu bệnh khác nhau như sau:

Đối với cây cà phê trong vườn ươm.

Khi bị nấm tấn công, phần cổ rễ của cây con xuất hiện vết chấm màu đen, rễ bắt đầu thối đen và teo lại khiến nước và chất dinh dưỡng từ mặt đất không thể được chuyển lên phần lá khiến lá bị héo và chết.

Để phòng trừ bệnh lở cổ rễ tại vườn ươm bạn cần chú ý các biện pháp canh tác sau:

  • Không nên tưới nước quá nhiều, khiến cây bị ngập úng.
  • Không nên che vườn ươm quá kỹ khiến ánh sáng không thể chiếu vào cây con và tạo độ thông thoáng cho vườn ươm. Nên để khoảng 50% ánh sáng ngoài trời vào vườn.
  • Nếu phát hiện đất sét, di chặt hoặc không thoát nước thì nên chủ động xới xáo, bóp bầu để tạo độ thông thoáng cho bầu đất.
  • Nhổ bỏ ngay những cây bị bệnh ra khỏi vườn
  • Để phòng trừ nấm bệnh cần phun Valodacin 3 DD (2%), Viben C 50 BTN (0.3%) cho vườn cây theo đúng hướng dẫn trên bao bì của thuốc.

bệnh lỡ cổ rễ

Đối với cây cà phê trong giai đoạn kiến thiết cơ bản.( từ 1- 3 tuổi)

Dấu hiệu của bệnh xuất hiện khi phần cổ rễ của cây bị khuyết dần vào bên trong, cây bắt đầu chậm sinh trưởng và có dấu hiệu bị vàng lá. Đây chính là biểu hiện của bộ rễ bị ảnh hưởng khiến nước và chất dinh dưỡng không thể được đưa lên ngọn khiến lá bị vàng. Nếu không chữa trị kịp thời cây sẽ chết.

Bệnh lở cổ rễ có thể lây lan nấm qua các công đoạn làm cỏ, cuốc xới, nước mưa giúp nấm xâm nhập vào bộ rễ.

Biện pháp phòng trừ:

  • Cần chọn đất trồng có độ phì tốt, mực nước ngầm sâu, đất thoát nước tốt.
  • Chọn loại cây con sạch bệnh
  • Tránh việc tạo ra các vết thương tại gần gốc cây sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ khiến nấm dễ dàng xâm nhập.
  • Cần quan sát vườn thường xuyên, nếu cây có dấu hiệu của bệnh cần tưới Validacin 3 DD (3%) và Viben 50 BTN (0.5%). Trung bình mỗi gốc cần tưới ít nhất 2 lít dung dịch thuốc cho mỗi loại. Cứ 15 ngày tưới một lần, liên tục trong 2- 3 lần.
  • Đối với những cây bệnh nặng cần nhổ bỏ và loại bỏ ra khỏi vườn.

Bệnh lở cổ rễ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê con, tuy chưa ảnh hưởng đến năng suất của cây nhưng khiến bà con mất nhiều thời gian nuôi trồng và kiến thiết vườn nên bà con cũng cần lưu ý bệnh hai này trong quá trình trồng cà mới!

Posted in: Cà Phê
Hãy để lại nhận xét về bài viết này, chúng tôi sẽ ghi nhận và giúp đỡ bạn
hotline viện eakmat