Một trong những loài sâu hại ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây tiêu, ảnh hưởng đến năng suất của vườn trồng chính là loài rệp muội.
Để giúp bà con nhanh chóng tìm ra các biện pháp phòng trừ rệp muội chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm hình thái cũng như tập tính sinh hoạt của loài sâu hại này để đưa ra những các biện pháp kỹ thuật tốt nhất.
Đặc điểm hình thái.
Loài rệp muội thường có kích thước nhỏ từ 2- 3mm, có hai loại chủ yếu là loại có cánh hoặc không có cánh, râu đầu ngắn hoặc không có. Rệp muội thường có màu xanh khi còn nhỏ, dần dần chuyển sang màu nâu bóng, khi trường thành thường có màu đen. Rệp không có cánh thường dài từ 1,5- 2 mm, có màu đen hoặc màu nâu đỏ. Trong điều kiện phát sinh thuận luận một rệp cái có thể đẻ từ 50 con và trong vòng 7- 10 là trưởng thành và tiếp tục sinh đẻ nên nếu rệp muội bị bùng phát sẽ khiến cây bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Xem thêm: biện pháp phòng bênh thán thư
Đặc điểm sinh học và cách gây hại.
Rệp muội thường chích hút vào các bộ phận non của cây tiêu như lá non, đọt non, tiết ra các chất dịch như mật đường kích thích bò hóng phát triển. Sau khi bị rệp muối tấn công thì các đọt non bị biến dạng, thâm đen. Rệp muội và bò hóng phát triển nhiều sẽ làm lá không thể quang hợp dẫn đến cây bị rụng lá. Rệp muội chích hút tạo các vết thưởng hở trên cây khiến các bệnh hại từ virus, nấm dễ bùng phát theo nên cần phòng trừ kịp thời.
Biện pháp phòng trừ.
Chú ý vệ sinh vườn thường xuyên, đặt các bẫy sinh học để loài trừ sự sinh sản và phát triển của rệp muội.
Khi rệp muội có dấu hiệu bùng phát cần sử dụng ngay các loại thuốc hóa học có chứa các hoạt chất như Naled, Chlorpyriphos Ethyl, Dimethoate, Diazinon, Carbofuran, Fenobucarb, có thể sử dụng một số thuốc như Daiethylfos 600 EC hoặc Mosphilan 3EC. Chú ý chỉ nên phun vào những bộ phận đang bị rệp muội gây hại, phun kỹ trên bề mặt lá để loại bỏ rệp muội hoàn toàn.