Các bệnh hại trên cây tiêu và biện pháp phòng trừ hiệu quả

Để tránh mua phải cây giống kém chất lượng. Bà con vui lòng chỉ liên lạc tới số 0966.25.17.86 để được tư vấn

Trong quá trình chăm sóc cây tiêu, bệnh hại luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của người nông dân để vườn tiêu được sinh trưởng và phát triển ổn định.

Ngoài những bệnh hại phổ biến với tác hại nghiêm trọng như bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm, bệnh khảm lá thì cây tiêu còn bị rất nhiều loại bệnh khác trên lá như bệnh tảo đỏ ( do tảo Cephaleuros mycoides gây ra), bệnh đốm lá ( do nấm Colletotrichum sp. gây ra), bệnh nấm hồng (do nấm Corticium salmonicolor gây ra). Tuy không thường xuyên xuất hiện và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng các bệnh này cũng có khả năng làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển dẫn tới năng suất cây không ổn định nên bà con cần chú ý các triệu chứng dưới đây để phòng trừ ngay khi có thể.

Triệu chứng bệnh tảo đỏ.

bệnh tảo đỏ trên cây tiêu

  • Bệnh tảo đỏ thường ở bề mặt của lá tiêu. Vết bệnh thường có hình tròn màu cam, hơi gồ lên trên bề mặt lá, khi sờ vào có cảm giác như nhung mịn.
  • Bệnh cũng có thể xuất hiện ở các bộ phận khác như chùm quả, cành nhánh và thân cây tiêu.
  • Khi bị bệnh tảo đỏ cây thường bị lép quả, năng suất giảm.
  • Bệnh tảo đỏ thường xuất hiện vào mùa mưa ở những vườn tiêu rậm rạp và có nhiều trụ cây sống không được rong tỉa.

Triệu chứng bệnh đốm lá.

  • Bệnh thường xuất hiện ở mặt dưới của lá nhất là vùng gần gân lá và mép lá. Khi xuất hiện bệnh thường là những chấm đen và mọc lan dần ra khắp lá.
  • Khi bị bệnh nặng lá thường chuyển dần sang màu vàng rồi rụng. Bệnh thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng hay rụng lá hàng loạt như cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
  • Bệnh đốm lá thường gây hại ở tầng dưới và tầng giữa của cây tiêu và xuất hiện quanh năm.

Triệu chứng của bệnh nấm hồng.

Ban đầu vết bệnh chỉ xuất hiện những chấm trắng trên dây chính và các nhánh tiêu, sau đó bệnh chuyển dần sang màu hồng nhạt, các vết bệnh thường liên kết với nhau và tạo ra các mảng bám bao bọc quanh vỏ thân và nhánh của cây tiêu.

Khi bị nấm hồng tấn công, cây sẽ bị héo lá, chết cả nhánh tiêu, rụng quả non. Phần ngọn của các cành lá sẽ bị khô. Bệnh nấm hồng có triệu chứng khá giống với bệnh chết nhanh trên cây tiêu nên thường bị nhầm lẫn. Bà con cần quan sát kỹ triệu chứng của bệnh để phân biệt được chính xác để có phương pháp phòng trừ kịp thời.

Biện pháp phòng trừ.

  • Bà con cần chú ý kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện ngay dấu hiệu của bệnh.
  • Cần vệ sinh vườn cây thường xuyên, thu gom ngay những bộ phận bị bệnh để loại bỏ ra khỏi vườn.
  • Trồng tiêu ở mật độ thích hợp, áp dụng các biện pháp tạo hình để cây tiêu phát triển cân đối, rong tỉa cây che bóng thường xuyên để vườn cây được tông thoáng, bón phân cân đối và chú ý bổ sung thêm các loại phân hữu cơ để tăng độ phì cho ddasart. Áp dụng biện pháp tưới tiêu hợp lý để vườn tiêu luôn được khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt nhất.
  • Cắt bỏ những dây tiêu hoặc cành nhánh nằm cách mặt đất khoảng 30 cm trở xuống để tránh lây lan bệnh ra vườn.
  • Khi bệnh có dấu hiệu bùng phát cần sử dụng ngay các loại thuốc Carbenzim 500 FL, Derosal 50 SC, Viben C 50 BTN, Tilt 250 EC với nồng độ 0,2 – 0,3 %, phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày. Phun vào các bộ phận bị gây hại nghiêm trọng trên vườn tiêu.
  • Đối với những vườn tiêu mới bị chớm bệnh nấm hồng thì nên sử dụng các thuốc có hoạt chất như Zineb, Carbendazim, Hexaconazole,…. phun 2- 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày để phòng trừ kịp thời.
Posted in: Tiêu
Hãy để lại nhận xét về bài viết này, chúng tôi sẽ ghi nhận và giúp đỡ bạn
hotline viện eakmat