Cây Mắc ca trở thành “cây tỉ đô” tại Việt Nam?

Để tránh mua phải cây giống kém chất lượng. Bà con vui lòng chỉ liên lạc tới số 0966.25.17.86 để được tư vấn

Theo chuyên gia sinh học, giáo sư Nguyễn Lân Hùng thì cây mắc ca có giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao, là một loại quả khô ngon hơn rất nhiều so với những loại hạt được được trồng tại Việt Nam như hạt hạnh nhân, hạt điều hay hạt hạch đào. Với khả năng sinh trưởng mạnh và cho năng suất cao. Được ví như một “cây tỉ đô” có thể giúp bà con thoát nghèo bền vững. Vậy thì điều gì đã khiến cây mắc ca được đánh giá cao đến như vậy. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Giá trị dinh dưỡng

Hạt mắc ca được mệnh danh là “hoàng hậu quả khô” nhờ hương vị thơm ngon và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.

Trong thành phần của hạt mắc ca có chứa tới 78,2 % là chất béo, 10% các hợp chất đường, 9,2 % các hợp chất đạm ( chủ yếu là protein). Hàm lượng khô khá cao nên chỉ có chưa 1,5 – 2,5% là nước. Trong quả có chứa nhiều Kali chiếm 0,37%, photpho chiếm 0,17 % và magie chiếm 0,12 %. Ngoài ra quả còn chứa rất nhiều canxi, lưu huỳnh, sắt dễ tiêu, kẽm, đồng và các loại vitamin như B1, B2, vitamin E rất tốt cho sức khỏe.

Hàm lượng chất béo không no trong dầu mắc ca lên tới 84% và là một trong những chất béo có tác dụng ngăn ngừa hình thành cholestron trong cơ thể người, bạn có thể áp dụng hạt mắc ca khi đang trong chế độ ăn kiêng bởi loại hạt này tăng cảm giác no và đót cháy mỡ nhanh chóng. chất béo tự nhiên này có thể sử dụng trong công nghệ chế tạo mỹ phẩm.

Trong hạt mắc ca có chứa tới 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể người, trong đó có axit arginine có tác dụng hình thành mạch máu và bảo vệ tim mạch rất tốt. Ngoài ra hạt mắc ca còn thích hợp với người bị bệnh tiểu đường và đường huyết cao bởi nó có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và ổn định lượng đường trong máu hiệu quả. Hạt mắc ca còn có thể tăng thêm khẩu phần dinh dưỡng cho bà bầu và trẻ em nhờ hàm lượng vitamin và chất khoang, omega -3.

Với vỏ quả cứng, màu sắc sáng bóng có thể bảo quản lâu. Nhân hạt có màu sữa trắng ngả vàng hấp dẫn, khi ăn rất giòn nhưng lại không hề cứng nên bà con có thể ăn sống hoặc luộc rang, xào nấu các món ăn rất tiện dụng. Với hương vị thơm ngon và hấp dẫn hạt mắc ca có thể sấy khô và dùng để làm nguyên liệu cho các món kem ốc, kẹo socola, bánh gato hay làm các loại bánh ngọt sẽ tăng thêm hương vị hấp dẫn cho món ăn và cho món ăn một mùi vị khác hẳn với những nguyên liệu trước đó như dùng hạt điều hay hạt đậu để trang trí.

Nhờ hàm lượng protein cao cùng 14% là ta-nin trong hạt, hạt mắc ca có thể chiết xuất ta-nin và sử dụng vỏ quả để làm nguyên liệu cho thức ăn gia súc. Vỏ quả còn có thể nghiền nhỏ để sử dụng làm chất độn bầu ươm cây.

cây mắc ca

Khả năng phát triển.

Mắc ca là một loài cây nhiệt đới thường xanh, có lá dày và chịu hạn tốt. Trong điều kiện sinh trưởng khô hạn cây vẫn có thể phát triển bình thường. Với khả năng cho 3 tấn hạt thô/ha. Với 1 kg hạt biến động từ 1,5 đến 2 USD thì bà con cũng có thể thu được từ 4.500- 6.000 USD/ha. Trừ đi những công chăm sóc và đầu tư bà con cũng có thể lãi trên 100 triệu mỗi năm cho một ha trồng mắc ca. Với lợi thế là chịu hạn tốt tuy nhiên cây mắc ca thường chỉ thích hợp với độ cao là 300- 700 m so với mặt nước biển và nhiệt độ tối ưu yêu cầu là 20- 25 độ C. Cây có khả năng chống chịu rét tốt. Từ 3- 5 độ C. Lượng mưa hàng năm cần thiết là 1200 mm.

Từ năm 2002 thì Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên đã nhập nội được 15 giống mắc ca từ Úc, Thái Lan và Trung Quốc về nghiên cứu và trồng thực nghiện tại các vùng địa phương tại Tây Nguyên như Gia Lai, Buôn Ma Thuột, Krông Năng (Đắk Lắk), Đắk Mil và Gia Nghĩa (Đắk Nông) và chọn lọc ra được 3 loại giống mắc ca có thể thích ứng với điều kiện khí hậu của các vùng trồng trên là giống H2, OC và 508. Đây là những giống mắc ca có triển vọng phát triển tại các tỉnh trồng Tây Nguyên và có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.

Posted in: Mắc Ca
Hãy để lại nhận xét về bài viết này, chúng tôi sẽ ghi nhận và giúp đỡ bạn
hotline viện eakmat