Mít là một trong những loại cây ăn trái mang đến hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân tại Việt Nam. Nhằm giúp cho các hộ trồng mít thái có thể đạt được một mùa vụ bội thu thì chúng tôi xin cung cấp những thông tin về kỹ thuật trồng mít thái hiệu quả nhất. Xin mời bà con cùng chúng tôi viện eakmat tham khảo ngay bài viết sau đây nhé.
Hướng dẫn kỹ thuật trồng mít thái
- Thời điểm canh tác mít tốt nhất
- Chúng ta có thể thực hiện kỹ thuật trồng cây mít thái quanh năm nếu như khu canh tác có nguồn nước tưới ổn định, hoặc thông thường có thể trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 5 – 7 dương lịch là thời điểm thích hợp nhất.
- Mật độ trồng thích hợp
- Vì cây mít thái có đặc điểm là nhanh có quả nên các bạn có thể trồng với khoảng cách 3,5 x 3,5m hoặc 4 x 4m. Sau khi thu hoạch quả được 5 – 7 năm thì chúng ta có thể chặt bỏ cây ở giữa để đảm bảo độ thông thoáng 7 – 8 m một cây. Hoặc các bạn có thể trồng gốc cách gốc 5m ngay từ đầu.
Cách trồng mít thái
- Trước khi bắt đầu quá trình gieo trồng thì các bạn phải tạo hố rồi bón lót để cây nhanh thích nghi và phát triển tốt hơn.
- Đối với đất xấu thì chúng ta đào hố với kích cỡ rộng 0,8 – 1m. Sử dụng 25 – 30kg phân chuồng đã hoai mục với 300 – 500g phân lân cùng với 1kg vôi bột.
- Còn nếu trồng trên đất tốt thì đào hố rộng 07 – 0,8m, sâu 0,6 – 0,7m, rồi dung 20 – 25kg phân chuồng hoai mục với 200 – 300g phân lân và 0,5g vôi bột.
- Bà con lưu ý là trộn đều các loại phân cùng đất rồi lấp vào miệng hố trước khi trồng 7 ngày.
- Cách trồng mít thái là đầu tiên chúng ta moi đất ở giữa hố, bóc vỏ bầu, đặt cây thẳng đứng với mặt hố, lấp đất rồi chèn thật chặt xung quanh. Bà con chú ý không làm vỡ bầu, hay làm đứt rễ cây. Sau khi trồng xong thì dùng cọc để cố định cây, tránh gió làm lung lay, rồi dùng rơm rạ, cỏ khô phủ dưới gốc để giữ độ ẩm và sau cùng thì tưới đẫm nước cho cây.
Cách chăm sóc cây mít thái
- Thời gian đầu mới trồng thì các hộ trồng có thể dùng rơm, hoặc cỏ khô che ủ quanh gốc cây nhằm mục đích hạn chế cỏ dại sinh sôi, chống xói mòn vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô. Nếu thấy đất khô hạn thì phải tưới 2-3 ngày/lần rồi giảm 4-5 ngày/lần. Từ năm thứ hai chỉ cần tưới vào lúc mới bón phân và những lúc quá khô hạn. Mít là loại cây không chịu được ngập úng nên bà con cần có kế hoạch thoát nước hiệu quả khi tới mùa mưa. Đặc biệt, bà con trồng cây mít phải thường xuyên làm cỏ quanh gốc cây mít để tạo độ thông thoáng tốt, để thúc đẩy cây phát triển ổn định. Bà con có thể trồng xen canh mít thái cùng giống sầu riêng dona để có thêm thu nhập.
Kỹ thuật cắt tỉa cho cây mít thái
- Các hộ canh tác cần ghi nhớ rằng chúng ta chỉ thực hiện công việc tỉa cành nếu cây đã đạt đủ yêu cầu là cao từ 1m trở lên. Nếu cây chưa cho trái thì cần tỉa cành 2-3 lần/năm. Còn cây đã cho trái thì tiến hành tỉa 1 năm/lần vào thời điểm thu hoạch trái xong. Khi tỉa thì cắt bỏ các cành gần sát mặt đất, cành nhỏ mọc không đúng hướng, cành sâu bệnh.
Hi vọng, những kiến thức hữu ích về kỹ thuật trồng mít mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp các hộ trồng cây ăn trái có thể áp dụng với khu vườn nhà mình, mang lại năng suất và phẩm chất tốt nhất cho cây.
Trung tâm cây giống – vườn ươm Eakmat.
Địa chỉ: Thôn 10, xã Hoà Thắng, TP. Buôn Ma Thuột, Daklak.