Phương pháp chế biến phơi khô cà phê

Để tránh mua phải cây giống kém chất lượng. Bà con vui lòng chỉ liên lạc tới số 0966.25.17.86 để được tư vấn

Chế biến cà phê cũng là một trong những công đoạn quan trọng sau khi thu hoạch nhằm đạt được tỷ trọng cà phê cao nhất. Một trong những phương pháp được nhiều bà con nông dân nhất là hộ nông dân có diện tích cà phê nhỏ áp dụng là phương pháp chế biến khô truyền thống. Vậy phương pháp này có những ưu và nhược điểm gì? Mời bà con cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Trong phương pháp chế biến khô để có 500 kg cà phê nhân khô bà con cần tới 2500- 2600 kg quả tươi với khoảng 500 kg vỏ khô gồm vỏ quả, vỏ trấu và nhớt. Khi đó cần phải loại bỏ tới 1450- 1600 kg nước để cà phê có thể đạt độ ẩm tiêu chuẩn để lưu trữ trong kho.

Phương pháp chế biến khô là phương pháp phơi sấy cả quả nên sản phẩm sẽ là cà phê quả khô. Qủa cà phê sau khi thu hoạch về bà con có thể đưa ra sân phơi, phơi khô đến khi độ ẩm xuống còn 12- 13%. Nếu phơi cả quả thì thời gian phơi khô cần mất từ 25 đến 3 ngày. Sau khi phơi khô thì cho cà phê vào máy xát để loại bỏ vỏ khô và cho ra nhân thành phẩm.

Về sân phơi bà con có thể phơi trên sân xi măng, sân gạch hoặc trên nền đất có lót bạt. Nếu không có bạt bà con có thể phơi trên nền đất, tuy nhiên lúc nàu cà phê sẽ bị nhiễm mùi đất. Để đảm bảo cà phê được khô đồng đều bà con cần chuẩn bị sân phơi có đầy đủ diện tích, mặt sân cần khô nhẵn, có đầy đủ ánh sáng và khả năng thoát nước tốt. Không nên phơi cà phê ở những nơi gần chuồng trâu bò, có bóng râm của tòa nhà nhiều hay phơi với lượng phơi quá dày sẽ làm cà phê bị lên men trước khi khô.

phơi khô cà phê

Phương pháp chế biến khô rất đơn giản và dễ thực hiện nên có thể áp dụng phổ biến ở các nông hộ, không cần đầu tư quá nhiều về các thiết bị như điện, nước. Không ảnh hưởng đến các vấn đề môi trường từ nước thải. Tuy nhiên lại tốn khá nhiều công phơi khi cần đảo cà phê thường xuyên, thời gian phơi kéo dài nên nếu gặp mưa sẽ khiến tốn thêm nhiên liệu sấy và mất nhiều thời gian.

Trong khi đó khối lượng xát khô lớn sẽ khiến hư hại máy sát mà chất lượng sản phẩm không cao.

Để tăng hiệu quả trong quá trình phơi và rút ngắn được thời gian phơi bà con có thể áp dụng phương pháp chế biến khô cải tiến khi sử dụng máy xát dập.

Phương pháp chế biến khô cải tiến tức là sử dụng máy xát dập quả cà phê tươi sau khi thu hoach rồi đem phơi khô, sản phẩm sẽ vừa có vỏ vừa có nhân của cà phê.

Phương pháp sử dụng máy xát dập có thể rút ngắn 1/3 thời gian phơi so với việc phơi nguyên quả và vẫn giữ nguyên được lợi ích của việc phương pháp sấy khô khi sử dụng sân phơi. Tuy nhiên phương pháp này có thể sẽ làm hại cà phê nhân và thay đổi màu sắc của hạt trong quá trình xát dập. Nếu không phơi kỹ lương sẽ dễ phát sinh nấm mốc trong thời gian bảo quản nên bà con cần chú ý.

Posted in: Cà Phê
Hãy để lại nhận xét về bài viết này, chúng tôi sẽ ghi nhận và giúp đỡ bạn
hotline viện eakmat