Kỹ thuật thiết kế vườn trồng điều đạt tiêu chuẩn

Để tránh mua phải cây giống kém chất lượng. Bà con vui lòng chỉ liên lạc tới số 0966.25.17.86 để được tư vấn

Thiết kế vườn trồng điều là một trong những công đoạn kỹ thuật quan trọng có tác dụng trực tiếp đến các kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch điều sau này, tạo điều kiện để vườn điều có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nhất, thuận lợi cho việc di chuyển trong vườn trong nhiều năm và không ảnh hưởng khi vườn điều đã lớn. Để đáp ứng được những tiêu chuẩn thiết kế vườn điều phù hợp với điều kiện đất đai và giống trồng điều bà con cần nắm rõ các bước thiết kế vườn trồng điều dưới đây.

Nguyên tắc thiết kế vườn điều.

  • Tận dụng tối đa được quỹ đất nhưng vẫn phải đảm bảo được đường lối cho các loại loại máy móc và người di chuyển trong vườn điều để thuận lợi trong việc chăm sóc, bón phân, cày bừa và thu hoạch điều ra khỏi vườn. Cần chú ý tạo đường đi với độ rộng hợp lý, không nên chừa lại quá nhiều sẽ gây lãng phí đất. Trong một vườn điều thì đường vận chuyển này có thể rộng chỉ khoảng từ 5 đến 6 m là hợp lý.
  • Đảo bảo vườn điều được trồng với mật độ thích hợp nhất cho việc thâm canh và tăng năng suất lâu dài bởi cây điều là cây công nghiệp lâu năm. Tùy vào từng loại giống, điều kiện đất đai và kỹ thuật chăm sóc bà con có thể thay đổi mật khẩu phù hợp.
  • Bố trí đai rừng chắn gió hợp lý cho vườn điều, đối với các hộ dân có diện trồng điều nhỏ có thể trồng thêm những cây ăn quả như ở bao quanh để làm cây đai rừng cho điều.
  • Thiết kế đường đồng mức chống xói mòn cho đất dóc bằng các hàng cây khác nhau, nơi có độ dóc lớn cần thiết vườn băng che phủ chống xói mòn và có đường thoát nước hợp lý.

Thiết kế hệ thống đường.

vườn trồng điều

Hệ thống đường giúp bà con thuận lợi hơn trong việc di chuyển để cày bừa hay chăm sóc vườn điều, tiết kiệm được đất trong quá trình trồng. Bà con có thể thiết kế hệ thống đường như sau:

  • Các đường lô và đường liên lô có độ dốc không được vượt quá 10 độ. Những đường lô này có bề rộng khoảng 4 đến 6 m là hợp lí.
  • Đối với những vùng có độ dốc trên 15 độ thì cần phải làm đường lô và đường liên lô trước khi khai hoang, làm đất.

Tùy vào địa hình của vùng đất trồng điều, bà con có thể thiết kế thành từng lô có độ rộng từ 0,5 đến 2 hecta cho dễ dàng quản lý hơn.

Thiết kế hệ thống hàng:

Tùy theo độ dốc của đất trồng điều để chọn lựa được hướng trồng phù hợp nhất.

  • Đối với những vùng có đất bằng phẳng bà con nên trồng theo hướng bắc – nam.
  • Còn đối với những vùng có đồi dốc thì nên thiết kế theo đường đồng mức để hạn chế được xói mòn đất.
  • Những vùng có độ dốc lớn bà con có thể tạo các bậc thang cục bộ để dễ dàng chống xói mòn.

Thiết kế băng chống xói mòn.

Băng chống xói mòn là để bảo vệ đất khi trồng điều trên vùng đồi dốc, đối với vùng có độ dốc lớn cần làm ruộng bậc thang cho từng gốc điều. Bà con có thể tiến hành làm ruộng bậc thang ngay tại chỗ trồng để lấy phần đất ở phía bên trên gốc cây rồi đem đắp vào chính phía dưới gốc cây bên dưới như vậy độ đất ở dưới sẽ được cao hơn và ngăn được xói mòn. Bán kính vòng bậc thang chỉ nên trong khoảng 1,5 m thôi nhé!

Thiết kế hàng cây chắn gió.

Nếu bà con trồng điều ở những vùng có gió mạnh thì cần chú ý thiết kế ngay những hàng cây chắn gió để hạn chế gãy cành, rụng hoa và rụng quả.

  • Hàng cây chắn gió nên thiết kế thẳng góc với hướng gió hại chính hoặc nghiêng một góc 60 độ để bảo vệ được vườn điều.
  • Đối với những vườn điều có diện tích lớn thì nên trồng những loại cây có sức chống chịu cao như muồng đen, keo tai tượng để lập đai rừng chắn gió, nếu có diện tích thấp có thể trồng xen các loại cây ăn quả cao để chắn gió như sầu riêng, mít, ….
Posted in: Điều
Hãy để lại nhận xét về bài viết này, chúng tôi sẽ ghi nhận và giúp đỡ bạn
hotline viện eakmat