Phân biệt các loại cây đinh lăng

Để tránh mua phải cây giống kém chất lượng. Bà con vui lòng chỉ liên lạc tới số 0966.25.17.86 để được tư vấn

Nhờ vào các tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của mình mà hiện nay cây đinh lăng đang có giá trị rất cao trên thị trường. Để sử dụng cây đinh lăng làm thuốc hoặc trồng trên diện tích lớn bà con cần chú ý chọn lựa giống cây đinh lăng tốt nhất và cho hiệu quả kinh tế cao bởi cây đinh lăng thường có rất nhiều loại và việc mua nhầm loại cây sẽ khiến chúng ta mất thời gian gieo trồng và cả thời gian chăm sóc.

Dựa vào đặc điểm hình thái bên ngoài thì hiện nay cây đinh lăng được phân làm 6 loại.

Cây đinh lăng lá nhỏ

Cây đinh lăng lá nhỏ (hay còn gọi là cây đinh lăng nếp) là giống cây đinh lăng phổ biến nhất hiện nay và thường được bà con sử dụng các bộ phận khác nhau trên cây để chữa bệnh.

Cây đinh lăng lá nhỏ thường có thân cây nhẵn, cây không có gai, chiều cao cây thấp chỉ khoảng 0,8 đến 1,5m. Trong điều kiện chăm sóc tốt thì có thể cao đến 2m. Hình dáng cây khá thẳng, lá cây nhỏ và có hình cái lông chim rẽ làm ba, lá thường dài từ 20 đến 40 cm. Đầu nhọn nhưng không có lá kèm.

đinh lăng lá nhỏ

Cây đinh lăng lá nhỏ thường được sử dụng là loài cây thuốc quý  có hể chữa trị các bệnh ho lâu năm, tê thấp, đau nhức xương, yếu sinh lý. Dùng để hồi phục suy nhược cơ thể hay sử dụng cho phụ nữ sau khi sinh rất tốt. Ngoài ra phơi khô lá đinh lăng rồi lót trong gối cho trẻ em còn phòng được co giật cho các bé. Tùy vào mục đích sử dụng bạn sẽ sử dụng chọn lựa các bộ phận của cây với liều lượng thích hợp.

Cây đinh lăng đĩa.

Cây đinh lăng đĩa mọc theo dạng thân bụi thường xuất hiện ở quần đảo Tây nam Thái Bình Dương, bao gồm cả Đông Nam Á. Cây đinh lăng này thường có hình dáng rất to, thân cây to với lá hơi tròn. Lá thường mỏng và có đường xẻ răng cưa phía bên ngoài. Lá thường có màu xanh nhạt và rìa lá thường chuyển sang màu bạc khi lá đã già. Loài cây thường rất ít thấy và không được dùng làm thuốc.

Cây đinh lăng lá răng.

Cây đinh lăng lá răng thường khá nhỏ với thân cây nhẵn, lá có hình tròn có xẻ răng cưa ở phía đầu ngoài. Mặt lá trơn bóng có màu xanh đậm. Vì dạng thân cây nhỏ và co lá đẹp nên loài cây đinh lăng này thường chỉ được sử dụng để làm cây cảnh trong nhà chứ không có tác dụng chữa bệnh.

Cây đinh lăng viền bạc.

Loại cây đinh lăng này cũng có thân khá nhỏ, lá mỏng  và thường xẻ giữa. Lá màu xanh đậm với các viền bạc bên ngoài rất đẹp. Dáng cây đẹp nên thường được trồng trang trí ở dưới các gốc cây đinh lăng bon sai. Cây đinh lăng này cũng không có tác dụng chữa bệnh mà chỉ sử dụng để làm cảnh.

Cây đinh lăng lá to.

Thân cây cũng khá nhỏ những phần lá của cây rất to, lá mỏng và có màu xanh đậm không có những viền bạc bao bên ngoài. Củ của cây đinh lăng lá to thường bị nhầm lẫn với củ của cây đinh lăng lá nhỏ nên bà con cần chú ý vì loài cây này không có tác dụng chữa bệnh.

Cây đinh lăng lá tròn.

Cây đinh lăng lá tròn có thân cây nhỏ, lá thường rất to và tròn, chỉ có một đường xẻ ở giữa lá. Bề mặt lá nhẵn bóng có màu xanh đậm nên rất đẹp. Cây đinh lăng lá tròn cũng chỉ được dùng làm cây cảnh trong nhà nên không có tác dụng chữa bệnh.

Hi vọng rằng những đặc điểm hình thái của riêng từng loại cây đinh lăng này sẽ giúp bà con dễ dàng phân biệt được cây đinh lăng lá nhỏ với các loài cây khác để sử dụng đinh lăng đúng chất lượng và đạt hiệu quả chữa bệnh.

Posted in: Đinh Lăng
Hãy để lại nhận xét về bài viết này, chúng tôi sẽ ghi nhận và giúp đỡ bạn
hotline viện eakmat