Trong quá trình trồng và chăm sóc cây cà phê, bà con luôn cần phải cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng để cây cà phê đạt năng suất cao và chất lượng tốt. Nhất là đối với vùng đất đỏ bazan tại Tây Nguyên luôn thiếu trầm trọng các nguyên tố trung, vi lượng khiến cây bị bệnh bạc lá.
Bệnh bạc lá là một trong những bệnh sinh lý ở những cây cà phê thiếu nguyên tố lưu huỳnh (S). Bệnh thường xuất hiện ở những cây cà phê nằm trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, lá cây thường mất diệp lục khiến lá có màu bạc trắng. Cây bị bệnh thường chậm phát triển, còi cọc và cho năng suất thấp.
Bà con nông dân thường chỉ chủ ý bón những loài phân đa lượng như NPK mà quên rằng những yếu tố trung và vi lượng cực kỳ cần thiết cho cây. Nhất là đất trồng Tây Nguyên thường là đất chua, với độ pH thấp, nghèo lưu huỳnh trong khi cây cà phê cần phát triển ở pH tối từ là 5,2 – 6,2.
Cây cà phê bị bệnh bạc lá chậm phát triển và làm giảm năng suất
Để khắc phục tình trạng cây bị bạc lá bạn cần chú ý cân đối liều lượng phân bón hợp lí cho vườn cây. Mỗi năm cần bổ sung thêm các dạng phân có chứa gốc lưu huỳnh như sunfat đạm, sunfat kali để tăng thêm liều lượng lưu huỳnh cho đất. Tuy nhiên đây chỉ là nguyên tố trung lượng nên bạn chỉ cần bón một lượng vừa đủ cho cây cà phê mà thôi. Lượng phân lưu huỳnh cần bón cho một ha cà phê là vào khoảng từ 40- 60 kg là đủ. Nếu như bạn bón quá nhiều lưu huỳnh sẽ khiến cây bị ngộ độc dẫn tới cháy lá và chết cây.
Ở những cây cà phê đã xuất hiện xuất hiện bệnh bạn cần cung cấp ngay hàm lượng lưu huỳnh cho cây bằng cách pha các dung dịch sunfat đạm hoặc sunfat kẽm với nồng độ 0,1 % rồi phun lên toàn bộ tán cây từ 1- 2 lần cách nhau 15 ngày vào đầu mùa mưa.
Ngoài các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng bạn cũng cần chú ý đến các loại phân hữu cơ để tăng thêm độ phì cho đất, giúp cải tạo độ pH đất nhằm tạo điều kiện cho cây cà phê được sinh trưởng và phát triển tốt nhất!