Trong quá trình trồng sầu riêng thì giai đoạn ra hoa kết trái là giai đoạn thường xuyên bị mắc phải sâu bệnh nhất, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cũng như chất lượng trái của cây sầu riêng. Trong giai đoạn này loài sâu ăn bông và sâu đục trái là hai loài sâu hại nghiệm trọng nhất.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con hiểu rõ thêm về đặc điểm hình thái cũng như biện pháp phòng trừ sâu hại kịp thời nhất.
Giai đoạn khi cây ra hoa.
Loài sâu ăn bông rất phổ biến trong vườn sầu riêng, khi thành bướm chúng có màu vàng nhạt, chiều dài sải cánh khoảng 28 đến 30mm, ấu trùng thường có màu nâu nhạt, ở giữa lưng thường có đường sọc đỏ ở hai bên thân thì có sọc bàng. Sâu có chiều dài khoảng 10mm.
Bướm thường hoạt động về đem, chúng đẻ lên các chùm bông, khi nở ra sâu non sẽ ăn cuống bông, đục vào bên trong rồi làm hư hại cả nhụy đục, nhụy cái, cánh bông khiến bông bị hư hại và không thể thụ phấn được nữa. Khi sâu non tấn công vào chùm hoa bạn có thể dễ dàng nhận biết qua các lỗ đục và cả phân đen ở phía bên ngoài, khi sâu đục thì phân thường đùn ra bên ngoài chùm hoa. Ấu trùng thường gây hại nặng vào giai đoạn tuổi 3 và tuổi 4. Sâu thường hóa nhộng bên trong kén bông.
Giai đoạn bắt đầu hình thành trái.
Trong giai đoạn hình thái trái, nhất là giai đoạn trái non và trái lớn cây thường bị sâu đục trái tấn công. Bướm đục trái có kích thước thân khá nhỏ, thường chỉ dài khoảng 12mm, bướm thường có màu vàng, trên cánh có chấm đen. Trứng thường được đẻ trên các trái non và sâu non sẽ đục vào trong trái. Sâu non thường có đầu màu nâu, thân mình sâu có màu trắng ủng hồng. Bướm thường hoạt động vào ban đêm là chủ yếu. Ban ngày chúng thường nấp dưới các tán lá.
Sâu ăn trái thường phá hại từ khi trái còn non đến khi trái già và sắp chín, tuy nhiên giai đoạn bùng phát mạnh nhất là khi trái còn non. Khi bị sâu hại trái thường bị biến dạng và rụng. Nếu bị sâu đục trái thì phẩm chất của trái cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên việc phát hiện kịp thời để ngăn chặn là vô cùng cần thiết. Khi trái bị đục chúng thường có những đốm phân màu nâu thải ở bên ngoài vỏ quả. Những trái sầu riêng mọc theo chùm thường dễ bị sâu đục hơn là trái mọc riêng lẻ.
Biện pháp phòng trừ hiệu quả.
Việc áp dụng các biện pháp sinh học luôn được khuyến cáo sử dụng, đặc biệt là sử dụng các loài thiên địch như kiến sư tử hoặc chim sâu để tấn công từ bên ngoài và tiêu diệt sâu tốt hơn. Các loài như bọ ngựa, nhện đều có thể tiêu diệt được sâu.
Cần chú ý thăm vườn thường xuyên giai đoạn cây đang ra hoa và đậu quả để phát hiện sớm dấu hiệu của sâu ăn bông và sâu đục trái, nếu chỉ xuất hiện nhỏ lẻ và chùm thì trực tiếp thu gom và tiêu hủy chúng ra khỏi vườn.
Trong vườn cần thực hiện tỉa cành để vườn cây được thông thoáng hàng năm, những trái kém trong chùm thì nên cắt bỏ bớt. Không nên để chùm từ trên 3 trái trở lên. Nên sử dụng giấy cứng để chêm giữa các trái, hạn chế sự phát sinh của sâu bệnh.
Sau khi trái thụ phấn được khoảng 1 tháng thì tiến hành dùng bao giấy để bọc trái lại.
Sử dụng bẫy Pheromone để hấp dẫn bướm.
Nếu trong vườn xuất hiện dấu hiệu của sâu hại quá nhiều thì có thể sử dụng thêm các loại thuốc hóa học như Abatin 5,4 EC, Regent 5SC, Brightin 1.8EC, Sagolex 30EC để phun cho những cây bị sâu nhiều. Phun các loại thuốc này sẽ giúp cây thụ phấn được nhiều hơn, cũng trái hiện tượng trái bị sượng. Nên phun thuốc sớm ngay khi cấy có dấu hiệu của sâu bệnh sẽ tốt hơn. Cần chú ý bảo đảm thời điểm phun cách thời điểm trái chín không để thuốc còn dư trong trái gây hại người tiêu dùng.