Bệnh khô cành khô quả là một trong những bệnh dịch gây hạ nghiệm trọng đối với cây cà phê, với khả năng làm chết cành, hại cây và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây cà phê. Để có thể kịp thời phát hiện và đưa ra các biện pháp phòng trừ và chăm sóc vườn cà phê, chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân, sự phát triển của bệnh khô cành, khô quả ngay bây giờ nhé.
Xem thêm: Cách trị bệnh rỉ sắt và Cách trị bệnh nấm hồng
Tác nhân gây bênh.
Bệnh khô quả chủ yếu là do nấm Colletotrichum coffeanum, Colletotrichum gloeosporioides gây hại trên quá
Bệnh khô cành và lá chủ yếu do nấm Colletotrichum gloeosporioides và nấm Colletotrichum capsici.
Bào tử nấm Colletotrichum coffeanum có khả năng nảy mầm ở 10 -35 độ C, sau khi tiếp xúc với nước thì chỉ sau 4 giờ, bảo tử nấm sẽ hình thành và phát triển quá trình xâm nhiễm.
Tác hại.
Bệnh khô cành, khô quả ảnh hưởng trực tiếp lên cả 3 bộ phận của cây như: cành, lá và đặc biệt là trên quả.
- Trên quả: Bệnh xuất hiện khi quả đã bắt đầu già, tại vị trí có chứa nhiều nước đọng như điểm tiếp xúc của hai quả hay ở gần cuống quả sẽ xuất hiện những vết bệnh màu đốm tròn nhỏ màu đen, quả hơi lõm vào trong. Tiếp đến vết bệnh sẽ lan dần ra và ăn rộng khắp quả. Quả sẽ bị thối, khô đen và mất hết lớp nhân bên trong. Khi bị nặng cây bị rụng quả nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất cây trồng.
Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu cà phê tại Đắk Lắk thì tủ lệ quả bệnh trên cây cà phê từ 4.6 – 20.4 % trong đó tỷ lệ quả rụng sinh lý là 26%, quả rụng do bệnh là 6%, bệnh nặng có thể khiến cây rụng tới 12% và làm giảm đi 7% sản lượng cây cà phê.
- Trên cành: Đầu tiên vết bệnh sẽ chỉ là một vết nhỏ màu nâu, hơi lõm nằm trên đốt, tiếp theo đó các vết bệnh sẽ to dần ra và lan rộng hết chiều dài của đốt cành. Vết bệnh thườn xuất hiện ở những cành nhỏ đang bắt đầu hóa gỗ, tiếp đến vết bệnh sẽ chuyển sang những cành gỗ lớn và làm lá bị rụng, cành bi khô rồi chết.
- Trên lá: bệnh khô cành, khô quả còn được gọi là bệnh thán thư bởi những vết bệnh xuất hiện trên lá thường là những đốm tròn màu nâu đen, tiếp đó các vết bệnh lan rộng dần ra khắp lá. Trên những đốm bệnh đều có các vòng tròn đồng tâm. Sau một thời gian ăn mòn và phát triển các đốm lá sẽ liên kết lại và tạo thành những mảng khô, khiên lá không thể quang hợp và khô héo dẫn tới rụng lá.
Sự phát sinh và phát triển của bệnh.
Bệnh có thể xuất hiện ngay từ khi cây bắt đầu ra hoa và tạo quả, tuy nhiên giai đoạn phát triển mạnh nhất của quả là vào mùa mưa. Tại Đắk Lắk bệnh thường phát triển vào tháng 5, phát triển mạnh dần và đỉnh cao là vào tháng 10 khi quả đã phát triển thành thục. Bệnh phát triển trên cành mạnh vào vào tháng 7 và chậm dần từ tháng 8 trở đi.
Hiện tượng khô cành khô qảu thường xuất hiện ở những vườn có năng suất cao nhưng lượng phân bón thấp .
Biện pháp phòng trừ.
Để phòng trừ và trị dứt điểm bệnh khô cành, khô quả trên cây cà phê chúng ta cần kết hợp các biện pháp vật lý và hóa học một cách hợp lí để cây được phát triển tốt nhất.
Biện pháp vật lý:
- Bạn cần trồng cà phê ở mật độ thích hợp, không nên trồng quá dày sẽ khiến vườn cây rậm tạp và độ ẩm lớn, thường xuyên cắt tỉa những cành sâu bệnh, cành vượt nằm sâu trong tán lá để tạo điều kiện thông thoáng, khô ráo, hạn chế sự phát sinh của nấm bệnh.
- Cần bón phân cần đối và đầy đủ giữa ba nguyên tố N- P- K để cây dược sinh trưởng tốt nhất.
Biện pháp hóa học:
Để phòng trừ nấm bệnh phát triển chúng ta có thể phun thuốc Carbenzim 500 Fl vào đầu mùa mưa, 20 ngày/lần. Đây là thuốc trừ nấm có khả năng nội hấp ngăn chặn sự hình thành và kìm hãm sự phát triển của nấm bên trong cây.
Ngoài ra khi phát hiện cây xuât hiện dấu hiệu của bệnh bạn có thể sử dụng Aviso 250SC (250ml/200 lít nước), Carbenda Supper 50SC (30ml/200 lít nước), Top 70WP ( 200g/200 lít nước), Catcat 250 EC (125ml/200 lít nước), …. nếu bệnh nặng bạn cần phun thêm 1 lần nữa cách sau 7- 10 ngày sau khi phun lần 1.