Biện pháp phòng trừ bệnh thối cổ rễ trên cây cà phê

Để tránh mua phải cây giống kém chất lượng. Bà con vui lòng chỉ liên lạc tới số 0966.25.17.86 để được tư vấn

Một trong những bệnh gây hại trên rễ có khả năng gây chết khô cây và ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây cà phê là bệnh thối cổ rễ. Bệnh do các loại nấm Fusarium spp. gây ra nên có khả năng lây lan và mạnh và khiến vườn cà bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để tránh bệnh thối cổ rễ phát triển và lây lan rộng ra vườn cà phê, chúng ta hãy cùng Viện Eakmat cùng tìm hiểu về triệu chứng của bệnh cũng như các biện pháp phòng trừ hợp lý ngay bây giờ nhé!

Điều kiện phát sinh, phát triển.

Bệnh thường xuất hiện trên cây cà phê từ 1- 2 năm tuổi, bệnh chủ yếu xuất hiện trong mùa mưa khi độ ẩm đất cao, nấm phát triển và lây lan mạnh. Nấm bệnh thường tồn tại trong đất và xâm nhập vào cây qua các vết thương do làm cỏ, đào bới đất.

Xem thêm: Biện pháp phòng trừ bệnh lỡ cổ rễ

Khả năng gây hại.

Triệu chứng đầu tiên là cây cà phê bắt đầu bị long gốc, cây sinh trưởng chậm, phần cổ rễ bị thối đen và teo nhỏ lại so với thân. Phần gỗ bên trong bị khô. Nếu phần cổ rễ bị thâm đen thì lá bắt đầu chớm vàng, héo và rụng nên rất khó phát hiện kịp thời để có biện pháp phòng trừ hữu hiệu nên cần chú ý kĩ trong các biện pháp canh tác và kỹ thuật cho vườn cây đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản.

vườn ươm cà phê eakmat

Biện pháp phòng trừ.

  • Cần chọn loại đất có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, mạch nước ngầm sâu để trồng cà phê.
  • Chọn lựa những cây con có đầy đủ tiêu chuẩn xuất vườn, cây sạch bệnh và có khả năng chống chịu cao.
  • Trồng cây chắn gió tạm thời cho vườn cây từ 1- 3 năm tuổi. Cứ khoảng 2- 3 hàng cây cà phê thì trồng một hàng cây chắn gió. Bạn cũng có thể kết hợp những trụ cây chắn gió này thành những trụ tiêu sống để trồng xen canh và tăng hiệu quả kinh tế cho vườn cà.
  • Hạn chế tạo vết thương lên phần gốc cây cà phê thông qua việc làm cỏ hay đánh chồi sát gốc để nấm không có nơi lây lan.
  • Loại bỏ ngay những cây bị bệnh nặng ra khỏi vườn cây. Đốt xa ra khỏi vườn. Sau khi nhổ bỏ cây ra khỏi vườn, có thể xử lý hố bằng vôi với 1 kg/hố để trừ nấm bệnh. Để phơi trong 15 ngày rồi mới tiến hành trồng lại.
  • Đối với những cây bị thối cổ rễ nhẹ, cây mới bị long gốc mà vẫn còn xanh lá bạn có thể sử dụng ngay Viben C 50 BTN (0.5%), Bendazol 50WP (0,5%), tưới 2 lít dung dịch/gốc. Tưới từ 2- 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày.

Bệnh thối rễ là một trong những bệnh hại nghiêm trọng ở cây cà phê từ 1- 3 năm trồng, bệnh có thể điều trị nếu bà con phát hiện kịp thời nên bà con hãy lưu ý những triệu chứng của bệnh để bảo vệ vườn cây khỏi nấm bệnh và giúp vườn được phát triển tốt nhất!

Posted in: Cà Phê
Hãy để lại nhận xét về bài viết này, chúng tôi sẽ ghi nhận và giúp đỡ bạn
hotline viện eakmat