Biện pháp chữa sượng cho trái sầu riêng hiệu quả

Để tránh mua phải cây giống kém chất lượng. Bà con vui lòng chỉ liên lạc tới số 0966.25.17.86 để được tư vấn

Sầu riêng là một trong những loại cây ăn trái được nhiều người yêu thích với hương vị thơm ngon, béo ngậy. Tuy nhiên ngoài việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh để vườn sầu riêng cho năng suất cao, cho trái sớm trước mùa để nâng cao giá thành thì bà con cũng cần phải chú ý đến chất lượng của trái sầu riêng được thơm ngon nhất.

Sầu riêng thường có chính vụ vào mùa mưa chính vì vậy mà chỉ cần không chăm sóc đúng cách trái sẽ rất dễ có vị đắng, quả không chín đều hay còn gọi là bị sượng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con tìm ra những nguyên nhân chính khiến trái sầu riêng bị sượng và các biện pháp khắc phục hiệu quả.

Xem thêm: Cách phòng trừ trái sầu riêng bị thối

Nguyên nhân trái sầu riêng bị sượng.

– Sự canh tranh dinh dưỡng trong quá trình phát triển trái với các đọt non hoặc các giai đoạn ra hoa, đậu quả và nuôi trái của cây không đồng đều khiến cho cây mất cân bằng dinh dưỡng và trái sầu riêng không được cung cấp chất dinh dưỡng tối đa dẫn tới sượng trái.
– Cây sầu riêng trồng ở những vùng ngập nước, không thoát nước thường xuyên thường khiến cây hay ra đọt non dẫn tới cạnh tranh dinh dưỡng trái và độ ẩm đất cao, cây hút nước nhiều dẫn tới cơm bị nhão.
– Đối với những cây sầu riêng được trồng bằng hạt thì những trái ra quả sau khi trồng khoảng 1 hoặc 2 năm dễ bị sượng hơn do cây vẫn đang trong thời kỳ sinh trưởng mạnh, rễ đang ra đọt non nên hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng vẫn còn. Những trái có kích thước lớn cũng dễ bị sượng hơn trái nhỏ.
– Sự mất cân bằng về dinh dưỡng cũng khiến cây sầu riêng bị sượng, đặc biệt là trong giai đoạn nuôi trái của cây sầu riêng mà sử dụng các loại phân bón có chứa clo sẽ dễ khiến trái bị sượng hơn do cây tích nhiều nước, giảm phẩm chất cơm.

sầu riêng bị sượng

Biện pháp khắc phục.

Hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng.

– Hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng của các đọt non với trái trong giai đoạn cây đang nuôi quả bằng cách phun phân MKP (0-53-34) với liều lượng khoảng 50 đến 100g/10 lít nước hoặc Nitrai Kali với liều lượng 150g/10 lít nước. Cần phun đều hai mặt lá và cách từ 7 đến 10 ngày thi phun một lần trong giai đoạn từ 3 đến 12 tuần sau khi cây đậu trái.
– Cần bón đúng liều lượng phân tiêu chuẩn, không nên sử dụng các loại có chứa clo, khi sử dụng phân bón hỗn hợp NPK cần chú ý đến thành phần của của phân không được chứa clo.
– Trong giai đoạn nuôi trái, đặc biệt là trái khi trưởng thành cần cung cấp nhiều Kali cho cây để quả có màu vàng đậm và cơm có vị ngọt hơn.
– Nên áp dụng các biện pháp kích thích ra hoa và đậu trái trong cùng một đợt để đảm bảo không bị cạnh tranh dinh dưỡng giữa những quả non và quả già. Trái chín tập trung cũng tạo điều kiện hơn trong chăm sóc và thu hoạch. Đối với những loại hoa ra đợt hai có thể chủ động cắt bỏ để không làm ảnh hương đến những đợt đầu bởi tỷ lệ đậu quả ở đợt hai rất thấp và số trái cũng không cao.

Quản lý nước.

– Sau khi cây đậu trái cần tránh làm gia tăng độ ẩm đất, trước khi thu hoạch từ 25 đến 30 ngày cần rút hết nước để tăng quá trình trưởng thành và chín của trái. Nên sử dụng thêm các loại liếp plastic hoặc ni lông trong mùa mưa để hạn chế hiện tượng nhão cơm cho trái.
– Không nên thu hoạch sầu riêng trong mùa mưa, cần rút nước cho mương rồi đợi khô ráo từ 3 đến 5 ngày mới thu hoạch trở lại.
– Nên kích thích hoa ra sớm và thời điểm thu hoạch trong mùa khô quả sẽ ít bị sượng mà giá thành cũng cao hơn nhiều.

Bón phân đúng cách.

– Nên sử dụng các loại phân bón lá có chứa Bo vào giai đoạn sau 15 đến 20 ngày sau khi đậu trái để hạn chế tình trạng cháy múi do thiếu chất Bo. Trong quá trình cây nuôi trái cần chú ý bổ sung thêm các chất như canxi, ma-nhê, kali một cách cân đối và đầy đủ.
– Giai đoạn sau 2 tháng đậu trái cần phun Ca(NO3)2 nồng độ 0,2%.
– Sau khi phun Ca(NO3)2 khoảng 15 ngày cần phun Mg(SO4)2 vói nồng độ 0,2%.
– Trước khi thu hoạch khoảng 1 tháng cần phun thêm KNO3 nồng độ 1%.

Thời điểm thu hoạch và xử lý trái.

– Cần căn đúng thời điểm để thu hoạch trái vào đúng độ chín để đảm bảo trái đã chín sinh lý và không bị sượng. Đối với sầu riêng Monthong thì thời điểm thu hoạch là sau 115 đến 120 sau khi đậu quả, đối với sầu riêng Sữa hạt lép thì thời điểm thu hoạch ngắn hơn từ 105 đến 110 ngày. Khi thu hoạch cần chú ý không được để trái rơi dập hay tiếp xúc với trái rất dễ bị thối trái.
– Sau khi thu hoạch có thể nhúng trái vào dung dịch ethephon 0,2% để kích thích trái chín đồng đều hơn, giảm hiện tượng sượng trái.
Trong quá trình trồng sầu riêng bà con cần chú ý đến các biện pháp kỹ thuật và cả đặc điểm riêng của từng giống để có biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm đảm bảo chất lượng trái được ngon nhất.

Posted in: Sầu Riêng
Hãy để lại nhận xét về bài viết này, chúng tôi sẽ ghi nhận và giúp đỡ bạn
hotline viện eakmat