Biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại tiêu

Để tránh mua phải cây giống kém chất lượng. Bà con vui lòng chỉ liên lạc tới số 0966.25.17.86 để được tư vấn

Trong quá trình trồng cây tiêu bà con cần chú ý đến 2 loài sâu đục thân thuộc 2 họ là xén tóc ( Cerambycidae) và vòi voi (Curculionidae).

Sâu xén tóc.

Sâu xén tóc (Pterolosia subtinctata): có kích thước khá lớn, chiều dài thân của con trưởng thành dài từ 10.5- 11,5 mm,, phần thân rộng 4 mm. Thường có màu nâu sẫm, phần thân có màu nâu đất đậm hơn. Sâu xen tóc có râu ngắn. Ấu trùng thường có màu trắng trong thường được chia thành 5 tuổi khác nhau. Ấu trùng tuổi 5 thường có kích thước khoảng 13 mm. Khi hóa nhộng chiều dài thường từ 12,5 – 14 mm.

Xem thêm: Cách phòng trừ bênh thán thư trên cây tiêu

Sâu xén tóc thường gây hại ở các phần trên của thân và nhánh tiêu, khi trưởng thành nó có thể đục một hoặc nhiều cành khiến thân tiêu bị hư hại, cây không được cung cấp chất dinh dưỡng dẫn tới vàng và héo hoặc khô cả cây.

sâu xén tóc

Các loài sâu đục thân thường tấn công vào cành và nhánh của cây tiêu khiến các bộ phận này dễ bị gãy do đã có có vết đục từ trước. Khi phát hiện ra cành bị bệnh, chẻ thân hoặc cành tiêu ra ta sẽ phát hiện ngay được sâu đục thân đang ẩn nấp ở dạng ấu trùng hoặc nhộng.

Những con sâu trưởng thành thường phá hoại cả các chùm bông và chùm quả dẫn đến hiện tượng rụng hàng loạt làm giảm năng suất của cây.

Sâu xén tóc thường là loài sâu hại phổ biến hơn trên cây tiêu, tỷ lệ và mật độ tấn công lớn hơn vòi voi từ 2 đến 3 lần.

Sâu vòi voi.

Sâu vòi voi (Lophobaris piperis): có kích thước khá nhỏ, kể cả vòi thì chiều dài chỉ từ 4.6- 5 mm, chiều rộng thân thường là 2 mm. Con trưởng thành thường có màu nâu đen, đầu không có râu mà có vòi dài cong xuống vuông góc với thân. Ấu trùng thường có màu trắng ngà, kích thước từ 6- 6,5 mm khi tách khỏi thân cành tiêu sẽ thấy có hình cong lưng bụng. Nhộng thường có kích thước bằng hoặc lớn hơn ấu trùng một chút, nhộng mới hình thành cũng có màu trắng ngà.

Sâu vòi voi thường tấn công ở những bộ phận ở gần mặt đất, khi không thể bò ra ngoài chúng có thể cắn phá cả rễ chính của cây khiến cây tiêu ngừng sinh trưởng, vàng vọt và khô rụng.

Biện pháp phòng trừ.

  • Trong quá trình trồng cần thường xuyên kiểm tra vườn tiêu để phát hiện kịp thời sâu hại để loại bỏ ngay. Để phát hiện cành hoặc nhánh bị bệnh chỉ cần chú ý vào vị trí có mạt cây đùn ra ở ngoài thì đây chính là đường đục của sâu để chui vào cây. Bà con cần cắt bỏ ngay đoạn thân hoặc cành này, chẻ đôi thân ra để tiêu diệt sâu non hoặc trứng. Đốt ngay cành đã bị bệnh này để tiêu diệt tận gốc và hạn chế các ấu trùng lây lan.
  • Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng để loại bỏ các ổ sâu hại, khi phát hiện sâu đục thân cần bắt và diệt ngay. Cần tỉa bớt các cành lá của cây che bóng để cây được thông thoáng trước mùa mưa. Không nên gây ra các vết thương hở sẽ khiến sâu dễ tấn công vào thân cây.
  • Nếu thấy bệnh hại đã phát triển nhiều có thể sử dụng các loại thuốc hóa học như Cazinon 50 ND 0,2 %, Vibasu 50 ND 0,2 % để phun cho cây, thông thường nên phun 2 lần mỗi lần cách nhau từ 7 đến 10 ngày để phòng trừ tối đa.
  • Ngoài ra để loại bỏ các ấu trùng có thể ẩn nấp trong đất chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc hạt để rải vào đất như hoạt chất Diazinon (Diazol 10G, liều lượng 15g/gốc; Diazan 50EC, liều lượng 2,5 lít/ha), Furadan 3 H (30 – 50 g/ cây), Marshal 5 G (50 – 100g/ gốc) để ấu trùng không thể chui ra ngoài và tấn công vào cây tiêu.
Posted in: Tiêu
Hãy để lại nhận xét về bài viết này, chúng tôi sẽ ghi nhận và giúp đỡ bạn
hotline viện eakmat