Sâu đục thân mình trắng là một trong những loài sâu hại chủ yếu trên cây cà phê, chúng thường xuất hiện chủ yếu ở những vùng có nhiệt độ cao và ánh sáng nhiều.
Chúng gây hại chính vào cành của cây cà phê khiến cây bị chết gục tại chỗ nên ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của vườn cà. Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con nhận định rõ loài sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chevrolat) và những biện pháp phòng trừ hiệu quả hơn.
Đặc điểm hình thái.
Sâu đục thân mình trắng có vòng đời trong mùa đông là 200 đến 211 ngày còn nếu sống trong thời tiết mùa hè thì thời gian sinh trưởng của sâu được rút ngắn lại chỉ từ 126 đến 176 ngày. Loài sâu đục thân này thường xuất hiện quanh năm nhưng cực kỳ ưa thích với nhiệt độ cao và ánh sáng nhiều nên thường phát sinh mạnh vào tháng 4, tháng 5 hoặc tháng 10 tháng 11.
Xem thêm: Biện pháp phòng trừ mọt đục cành cà phê
Con sâu đục thân trưởng thành là một loại xén tóc nhỏ, thân mình thường có màu xanh đen. Con trưởng thành thường đẻ trứng tại vị trí những cành thưa lá, nhất là những cây ít cành, chúng thường để vào các vết nứt của đoạn cành nên có thể mọc rải rác hoặc thành cụm. Sâu khi nở thì sâu non đục sâu vào gỗ, tiếp tục đi sâu vào trong thân cây. Sâu non thường có thân mình màu trắng, không có chân và trên thân thường có xuất hiện nhiều đốt. Sâu non có được đi không nhất định, chúng có thể đục lòng vòng trong thân cây và phá hủy các mạch gỗ trong thân cây.
Khi bị sâu non tấn công thì bên ngoài vết sâu đục thường có xuất hiện mùn cưa và phân của sâu. Đến khi chuẩn bị hóa nhộng sâu sẽ di chuyển dần ra phía vỏ và đục rỗng phần gỗ tại đây để tạo chỗ hóa nhộng.
Tác hại.
Cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng tấn công thường bị vàng ngọn, cây héo rũ do lớp tượng tầng và mạch gỗ bên trong đã bị phá hủy nên các chất dinh dưỡng từ bộ rễ không thể đưa lên cho cây.
Các cành ở dưới vị trí bị sâu đục vẫn có thể xanh tốt và mọc thêm ra nhiều chồi thân do phía trên ngọn đã bị sâu phá hỏng.
Trên thân cây bị sâu hại thường xuất hiện những đường lằn nổi lên theo đường di chuyển của sâu bên trong thân cây, vỏ cây bị nứt nẻ và xuất hiện những lỗ đục có đường kính từ 2 đến 3 mm. Cây dễ bị gãy đổ tại vị trí bị sâu đục và làm kén.
Biện pháp phòng trừ.
Cần trồng cây che bóng cho vườn cà phê để giảm thưởng cường độ ánh sáng và nhiệt độ quá cao tại vườn.
Cần có biện pháp tỉa cành, tạo tán hợp lý để thân cây được bao phủ bởi lá từ trên xuống dưới, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu quá nhiều vào thân cây.
Bón phân đầy đủ, tưới nước hợp lý để tăng sức để kháng cho cây.
Bảo vệ các loại thiên địch như loài ong Apenesia sahyadrica Azevedo & Waichert là thiên địch của loài sâu đục thân mình trắng.
Khi phát hiện những cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng tấn công bà con cần cưa bỏ đoạn cành có sâu. Dùng dao chẻ đôi thân cây hoặc cành để bắt sâu và tiêu diệt sâu non. Đem cành tiêu hủy ra khỏi vườn để tránh trứng còn ẩn nấp lại các kẽ của cây.
Vào thời điểm đầu mùa mưa bà con có thể sử dụng bẫy đèn để thu hút sâu trưởng thành vào ban đêm bởi chúng thường bị thu hút ở ánh sáng. Nên áp dụng vào đầu mùa mưa vì chúng thường ghép đôi và sinh sản trong thời điểm này.
Nếu bệnh hại nghiêm trọng bà con có thể sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật cos chứa các hoạt chất như Hoạt chất Diazinon (Diazol 10G, liều lượng 15g/gốc; Diazan 50EC, liều lượng 2,5 lít/ha); Hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Tungcydan 55EC, liều lượng 1,0 lít/ha)…. Liều lượng phun cần khoảng 800 lít/ha. Bà con nên tiến hành phun thành nhiều đợt để có thể diệt trừ sâu non ngay từ khi chúng mới nở để chúng không tấn công vào trong thân cây.
Khi phun thuốc cần chú ý phun đều toàn bộ thân cây. Đặc biệt là những vị trí thân cành trống trải có các vết nứt thân để ngăn không cho sâu trưởng thành đẻ trứng. Nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát để tăng hiệu quả của thuốc BVTV.