Cây bơ là một loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, hiện đang được viện eakmat nghiên cứu và nhân rộng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, có rất nhiều giống bơ khác nhau và tùy vào từng giống bơ sẽ thích nghi với điều kiện sinh thái khác nhau, tùy nhiên đặc điểm thực vật của cây bơ đều không hề thay đổi. Hiểu rõ những đặc điểm thực vật học của cây bơ như chế độ ra cành, cấu tạo hoa, thời gian nở hoa và thu quả cũng như cấu tạo của quả bơ sẽ giúp bà con điều chỉnh chế độ chăm sóc và dễ dàng nâng cao năng suất hơn. Chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu về những đặc điểm thực vật học của cây bơ nhé!
1. Đặc điểm thực vật.
- Bơ (Persea americana) là một cây hai lá mầm, họ Lauraceae.
- Giới( regnum): Plantae
- Bộ( ordo): Laurales
- Họ( familia): Lauraceate
- Chi ( genus): Persea
- Loài ( species): P.americana
2. Thân
Bơ là cây thân gỗ có chiều cao từ 15- 20m, được tính từ chiều cao cổ rễ đến điểm phân cành đầu tiên. Tùy vào giống cây được phát triển từ hạt hoặc chồi ghép mà chiều cao của thân cây cũng biến động.
- Thân cây bơ được phát triển từ hạt sẽ có thân thẳng đứng, cây phân cành khi đạt chiều cao từ 1 – 1,5 m và chiều cao phân cành sẽ phù thuộc vào điều kiện chăm sóc kiến thiết cơ bản như phân bón, nước tưới và cả chế độ bóng che.
- Thân cây bơ được phát triển từ cành ghép sẽ phụ thuộc vào điểm ghép nối liền giữa gốc ghép và chồi ghép nên chiều cao của cây bơ ghép thường thấp hơn, phân cành thấp.
3. Cành bơ.
Cây bơ có hai loại cành chính là cành quả và cành vượt.
- Cành quả là những cành cho quả, nơi tập trung của hoa. Thông thường cành quả nằm ngang và có hoa tập trung ở đoạn cuối của cnahf.
- Cành vượt là những cành phát triển chiều cao của cây, giúp cây lớn lên và tăng khả năng sinh trưởng và phát triển cho cây, cành vượt thường nằm ở phía trên, theo phương thẳng đứng, cành vượt thường là những cành non và không ra hoa. Tuy nhiên các cành phân nhánh từ cành vượt theo hướng nằm ngang sẽ là cành quả.
Bạn cần phân biệt giữa cành quả và cành vượt trên cây bơ để tăng hiệu quả phân cành và tập trung dinh dưỡng để nuôi cành quả. Trường hợp những cành quả bị sâu bệnh và phát triển yếu chúng ta sẽ chú trọng đến phát triển cành vượt để khắc phục hiện tượng khuyết tán cho cây.
4. Lá bơ.
Lá bơ có rất nhiều hình dạng khác nhau như: hình elip, hình bầu dục, hình trứng, hình mũi dá, … Tùy vào chủng và giống mà lá cây sẽ thay đổi, màu sắc lá cũng thay đổi, thông thường thì mặt trên của lá có màu đậm hơn ở dưới.
Chiều dài lá thường đạt 10- 30 cm, đối với lá thuộc chủng mexico khi vò lá sẽ có mùi hôi.
Lúc con non lá thường có lông mịn, màu đỏ hoặc màu đồng. Đến khi lá trường thành sẽ có màu xanh láng và dài, gân lá rõ ràng.
5. Hoa bơ.
Cây bơ thường cho rất nhiều hoa, đối với những cây bơ ghép thường sẽ ra hoa sau 1- 2 năm trồng. Mỗi cây trường thành đạt tới 1 triệu hoa trong mỗi lần tung phấn, tuy nhiên chỉ 1% trong số này là có khả năng đậu thành quả.
Tùy vào giống bơ và điều kiện chăm sóc mà bơ sẽ ra hoa, thông thường bơ sẽ tập trung vào đầu mùa khô, giống bơ chín muộn sẽ ra hoa vào cuối mùa khô, giống bơ tứ quý thường ra hoa thành 2 – 3 đợt.
Hoa bơ có màu xanh nhạt hoặc vàng xanh, nằm ở phía cuối của cành quả. Hoa thường mọc thành những cụm lớn. Mỗi cụm hoa thường đạt đường kính từ 12-14 mm.
Hoa Bơ là hoa lưỡng tính, có lông mịn, trên mỗi hoa đều có 12 nhị, trong đó có 9 nhị hoạt động mang theo 4 túi phấn. Mỗi hoa sẽ có 1 nhụy và một lá noãn chứa một tiểu noãn để phát triển thành hạt. Trong một ngày chức năng của hoa sẽ thay đổi và được phát triển theo cơ chế sau:
Mỗi ngay hoa nở 2 lần. Lần nở đầu tiên nhụy hoa sẽ nở trước vào buổi chiều, sau đó hoa cụp lại đến sáng hôm sau nhị hoa sẽ chín và đây là lần thứ hai hoa nở. Tùy vào thời gian trong ngày, hoa sẽ giữ vai trò của hoa đực hoặc hoa cái, cũng nhờ vào thời điểm nở hoa này mà người ta chia hoa ra thành hai nhóm là A và B.
- Nhóm A: Hoa nở lần 1 vào buổi sáng, lúc này nhụy chín nhưng nhị chưa tung phấn, đến 9 giờ hoa cụp lại. Hoa nở lần 2 vào buổi trưa của ngày hôm sau, sau 24 giờ so với lần nở hoa trước tuy nhiên lúc này nhị hoa chín và tung phấn nhưng nhụy hoa không còn khả năng thụ phấn.
- Nhóm B: Hoa nở lần 1 vào buổi chiều, lúc này nhịu chín và đã sẵn sàng đón phấn tuy nhiên nhị lại chưa thể tung phấn, tiếp đó hoa sẽ cụp lại và sau 24 giờ hoa sẽ nở lại lần 2 vào buổi sáng ngày hôm sau, lúc này nhị hoa sẽ chín và tung phấn.
Bạn có thể quan sát chu kỳ nở hoa của hai nhóm A và B qua bảng sau:
Vì bơ là cây lưỡng tính và đều có khả năng đóng vai trò của hoa đực và hoa cái nhưng thời gian giữa hai lần nở chênh lệch nên nếu bạn vẫn chỉ trồng độc canh một loại A hoặc B thì cây vẫn cho trái, tuy nhiên sản lương quả đậu sẽ thấp hơn nhiều. Chính vì vậy chúng ta cần vận dụng cơ chế nở hoa và tung phấn của hoa hai nhóm A và B để chúng bổ sung cho nhau và giúp cây thụ phấn được đầy đủ. Khi trồng bơ chúng ta cần chú ý đến điểm này và trồng xen kẽ hai giống bơ nhóm A và B để tăng khả năng thụ phấn cho hoa. Áp dụng kỹ thuật này thì vườn bơ sẽ có năng suất cao hơn.
6. Quả Bơ.
Quả bơ booth 7 đang được ưa chuộng tại Việt Nam
Hình dáng của quả bơ thường phụ thuộc vào giống bơ, thông thường các giống bơ tứ quý có hình quả lê, bơ trái mùa có hình dài còn giống bơ booth có hình tròn, ngoài ra quả bơ còn có các dạng như hình quả lê, hình thuỗn,…
Mỗi quả bơ thường có trọng lượng từ 60- 350g, có một số giống bơ lớn có cân nặng tới 1,5 kg. Chiều dài của quả bơ phụ thuộc vào hình dáng quả, thông thường nằm trong khoảng 7- 20 cm.
Quả bơ được chia thành ba phần rõ rệt gồm: Vỏ quả, thịt quả và hạt. Tùy vào chủng loại giống mà vỏ quả có màu sáng khác nhau, bề mặt trơn láng hoặc sần sùi. Những giống thuộc chủng Mexico thường có vỏ quả mỏng và láng. Còn giống thuộc chủng Guatemala và Antilles có vỏ quả dày hơn.
Bơ thường có sự thay đổi màu sắc từ khi đậu quả đến khi chín, thông thường sẽ có màu xanh sáng, xanh nhạt khi chín sẽ có màu vàng xanh đến tím sẫm.
Từ khi tạo quả đến khi bơ chín thường có thời gian ở trên cây từ 5 – 8 tháng, tùy vào từng chủng loại và giống cây mà sự biến động khác nhau. Những quả bơ non sẽ rụng nhiều sau khoảng từ 2 -3 tháng sau khi đậu quả, nếu cành vượt phát triển và chồi lá phát triển nhiều sẽ khiến quả bơ rụng nhiều hơn do sự cạnh tranh về dinh dưỡng.
Thời gian cây cho quả ổn định nên nằm trong khoảng từ 6- 8 năm tuổi trồng bằng hạt, từ 3- 4 năm nếu trồng bằng gốc ghép.
Thịt quả bơ thường có màu vàng kem đối với bơ nước và màu vàng bơ đối với bơ sáp, đôi hi có màu vàng sáng, hoặc vàng xanh ở phần vỏ quả. Hàm lượng chất béo trong quả bơ thường tùy thuộc vào giống bơ. Những giống thuộc chủng Mexico sẽ có hàm lượng chất béo cao hơn. Phần thịt quả thường chiếm khoảng 65- 75% trọng lượng quả bơ.
Hạt bơ thường có 2 lớp vỏ lụa bao bọc, với hai tử diệp hình bán cầu, giữa hai tử diệp có 1 phôi hạt nằm ở phía cuống quả, đây là nơi nảy mầm của cây bơ, khi nảy mầm cây sẽ mọc thẳng từ dưới lên theo trục thẳng đứng của hạt. Tùy vào giống bơ mà bề mặt tử diệp sẽ trơn láng hoặc sần sùi, tuy nhiên nó cũng không ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của quả bơ. Hạt bơ thường thay đổi theo hình dạng quả, thông thường thì có hình bầu dục, hình nón. Dài từ 3- 6 cam tùy bào kích thước quả. Hạt bơ cứng và nặng có màu vàng. Vỏ lụa có màu nâu đồng.
Hiểu rõ về các đặc điểm thực vật của cây bơ sẽ giúp bạn dễ dàng chọn lựa các biện pháp canh tác và chăm sóc để mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời chọn được giống bơ có hiệu quả năng suất và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.