Cây điều ghép thường có giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB) kéo dài từ 2 đến 3 năm sau khi trồng, giai đoạn này cây chủ yếu là phát triển cành và lá làm tiền đề cho sự phát triển năng suất và chất lượng của cây điều sau này. Chính vì vậy mà sự cung cấp dinh dưỡng cho cây điều trong giai đoạn này là rất quan trọng. Tùy vào điều kiện khí hậu, thời tiết và đất đai bà con nên chia đợt bón phân thành 3 hoặc 4 lần để cây có đủ dinh dưỡng để phát triển, nhất là khi trồng điều trên đất xám bà con cần phải chú ý bón nhiều lần hơn để tăng hiệu suất sử dụng. Bài viết này Viện Eakmat sẽ giúp bà con nắm rõ hơn về kỹ thuật bón phân cho cây điều trong giai đoạn KTCB của cây điều.
Phân hữu cơ.
Để giúp cây điều được sinh trưởng và phát triển tốt nhất đồng thời cải tạo đất trong giai đoạn KTCB bà con nên bón thêm phân hữu cơ cho đất. Các loại phân hữu cơ được khuyến cáo sử dụng gồm có các loại phân chuồng ủ oai như phân trâu, bò, gà hay các phế phẩm nông nghiệp. Nếu không phân chuồng bà con có thể sử dụng thêm các loại phân hữu cơ chế biến như phân hữu cơ sinh học hay phân hữu cơ vi sinh. Bà con có thể bón phân theo tiêu chuẩn dưới đây:
Lượng phân bón:
Trong giai đoạn KTCB của cây điều bà con có thể sử dụng từ 3 đến 6 kg phân chuồng hoặc 1- 2kg phân hữu cơ cho mỗi gốc điều, mỗi năm cần bón khoảng từ 0,6 đến 1,2 tấn phân chuồng hoặc 0,2 đến 0,4 tấn phân hữu cơ chế biên cho diện tích khoảng 200 cây điều/ha. Tuy nhiên đây chỉ là liệu lượng tiêu chuẩn, bà con cần căn cứ vào độ phát triển của cây, cơ cấu đất hoặc mục tiêu năng suất để tăng thêm từ 10 đến 15% phân bón theo từng năm.
Số lần bón và thời kỳ bón.
Phân hưu cơ phát huy tác dụng tốt nhất khi sử dung để bón lót cho cây trước khi trồng, đối với phân chuồng cần bón trước từ 15 đến 20 ngày còn phân hữu cơ chế biến cần bón trước khi trồng từ 7 đến 10 ngày. Bón liên tiếp khoảng 2 lần/năm vào đầu mùa mưa khoảng tháng 4 tháng 5 và bón vào cuối mùa mưa vào tháng 11 hoặc tháng 12.
Cách bón.
Để phân hữu cơ phát huy được hết hiệu suất sử dụng bà con cần chôn phân xuống dưới đất, trước khi bón cần đào rãnh một bên mép tán hoặc mép bồn để bón phân, khi bón phân đợt tiếp theo cần thay đổi vị trí đào rãnh để không làm hỏng cơ cấu đất và cải tạo đất được đồng đều hơn. Nên bón phân cách gốc từ 30 đến 40 cm, độ sâu của rãnh khoảng từ 20 x 10 cm. Cho phân hữu cơ vào rãnh rồi lấp đất lại, sau khi lấp đất có thể phủ thêm một chút cỏ khô hoặc rơm rạ ở phía trên để tăng độ ẩm cho đất. Nên chủ động tưới nước để cây không bị xót rễ.
Phân vô cơ.
Phân vô cơ có rất nhiều công dụng quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây, liều lượng để bón phân vô cơ trong giai đoạn GĐKTCB trồng trên đất đỏ được khuyến cáo như trong bảng sau:
Thời điểm bón:
Đối với phân Ure hoặc Kcl nên bón khoảng 4 lần một năm, mỗi đợt cách nhau khoảng 3 tháng, mỗi lần bón khoảng 25% lượng phân bón trong năm. Nên tưới nước đầy đủ khi vừa bón phân xong.
Trong điều kiện không có nước tưới nên chia làm 3 đợt phân bón chủ yếu là bón vào đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và cuối mùa mưa. Lượng phân bón đầu mùa khoảng 40% còn giữa mùa và cuối mùa nên bón 35% lượng phân.
Đối với phân lân có thể chia làm 2 đợt bón trong năm là đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Mỗi đợt bón một nửa lượng phân hàng năm.
Cách bón phân.
Bà con nên rạch rãnh xung quanh mép tán hoặc mép bồn, rãnh cần cách gốc từ 30 đến 40 cm với chiều sâu khoảng 15x 5 cm. Bà con cho phần vào rãnh rồi lấp đất lại, phủ thêm mộ lớp rơm rạ cỏ khô để bảo vệ cây. Bà con nên chủ động tưới nước để cây không bị xót rễ, tưới nước vừa đủ để không làm ảnh hưởng đến cây.