Một trong những bệnh hai nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng chính là bệnh thối rễ do Phytophthora cinnamomi. Để tìm ra những biện pháp phòng trừ hợp lí, chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu về bệnh hại này nhé!
Tác hại.
- Bệnh thối rễ do nấm Phytophthora Cinnamomi gây nên.
- Bệnh thối rễ là một trong những bệnh hại nguy hiểm nhất trên cây bơ, bệnh có thể lây lan nhanh qua các vùng đất ẩm và thoát nước kém.
- Bất kì ở độ tuổi nào của cây cũng có thể bị nhiễm bệnh.
- Các mầm bệnh nằm sâu dưới đất và bắt đầu xâm nhập vào rễ cọc sau đó sẽ lây lan sang các rễ con khiến cây không thể hút nước và chất dinh dưỡng. Khi bệnh hại nghiêm trọng lá trên cây sẽ bị héo, đổi từ màu xanh đậm sang màu xanh nhạt rồi bắt đầu chết dần từ trên ngọn xuống dưới thân chính.
- Có hàng ngàn kí chủ nấm tồn tại trong đất, nhất là trong đất trong vườn ươm nên bệnh dễ dàng lây lan, hạt giống lấy từ quả rụng trên đất có mầm bệnh cũng là tác nhân di truyền bệnh. Dụng cụ, giày dép của người và gia súc tiếp xúc với mầm bệnh rồi di chuyển ra bên ngoài sẽ khiến bệnh nhanh chóng phát triển.
Trong quá trình trồng và chăm sóc cây bơ, chúng ta không thể tránh khỏi các loại sâu bệnh hại làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển cũng như chất lượng của quả bơ.
Triệu chứng:
- Khi cây bị nhiễm bệnh, các tán lá sẽ thưa dần, không có lá mới mọc và cành nhỏ trên ngọn bị héo chết.
- Lá nhỏ, từ màu xanh đậm sang màu xanh nhạt hoặc vàng, một thời gian sau thì bị héo rũ rồi úa nâu.
- Cây vẫn cho quả nhưng quả không có kích thước như ban đầu. Kích cỡ quả nhỏ và năng suất thấp.
- Rễ nhiễm bệnh thối rễ thường có màu đen, dễ gãy và khô. Cây nhiễm bệnh không ra rễ tơ.
- Tùy vào sự tiến triển của bệnh mà cây có thể chết nhanh hoặc hết chậm.
Vườn bơ được chăm sóc tốt tránh được bệnh thối rễ sẽ cho năng suất cao
Biện pháp phòng trừ.
- Trước khi trồng cây làm đất sạch sẽ, tiêu hủy những cây có bệnh. Những vườn cây có bệnh nặng trước đó thì không nên trồng bơ.
- Đất trồng cần có khả năng thoát nước tốt, chủ động tạo mương rãnh thoát nước. Vun gốc và trồng cây trên luống cao để tránh cây bị ngậm úng, dễ dàng bị nấm xâm hại. Không trồng cây quá thấp.
- Chọn giống kỹ lưỡng, không sử dụng những giống có nguy cơ có mầm bênh, hạt rụng tại những vùng đang bị nhiễm bệnh hoặc gốc ghép có bệnh thì không nên dùng.
- Tưới nước vừa đủ, không dùng nguồn nước tại những nơi đang có cây bị bệnh.
- Trong quá trình chăm sóc cần bón thêm nhiều phân hữu cơ thô, xác bã thực vật. Bón thạch cao cho cây. Mỗi cây khoảng 10 kg. Bón phân chuồng, đạm vừa đủ.
- Cần quan sát cây bơ thường xuyên, nếu phát hiện cây có dấu hiệu bị bệnh cần sử dụng các loại thuốc hóa học nhóm phosphite để giúp cây phục hồi. Các loại thuốc trừ nấm có hiệu quả được bà con nông dân sử dụng chủ yếu như: Aliette, Agri-fos, Fosphite và Ridomil Gold. Tùy vào triệu chứng của bệnh bạn có thể thay đổi liều lượng cho phù hợp. Sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì và cán bộ kỹ thuật.