Sâu hại cũng là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu trong khi trồng cà phê. Các loại rệp thường chích hút các bộ phận khí sinh của cây, các phần non của cây như lá non, chồi non, quả non thường bị rệp tấn công đầu tiên và làm các bộ phận này kém phát triển, khiến cho cây ngừng sinh trưởng, quả bị vàng và khi bị ảnh hưởng nghiêm trọng sẽ khiến cây bị rụng quả hàng loạt ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng. Để giúp bà con hiểu rõ về tác hại cũng như tập tính sinh hoạt của các loại rệp hại này để đưa ra các biện pháp phòng trừ tối ưu nhất trong bài viết dưới đây.
Tập tính sinh hoạt.
Rệp sáp có kích thước nhỏ, cơ thể được bao bọc bằng một lớp sáp và khi rệp chích hút chúng sẽ sản sinh ra lớp sáp nhiều hơn, khi bị nặng chúng sẽ bao phủ sáp ở toàn bộ thân, cành, lá, quả và khiến tất cả các bộ phận trên cây không thể sinh trưởng và phát triển được.
Xem thêm: Cách phòng trừ bệnh rỉ sắt trên cây cà phê
Đa số các loài rệp trưởng thành đều không di chuyển được (trừ loại rệp sáp hai đuôi có thể nhảy), rệp con có thể di chuyển nhưng không xa. Chúng chỉ cố định một chỗ và tạo ra các dịch tiết. Dịch tiết này là môi trường thuận lợi cho nấm muội đen phát triển khiến cây bị bao phủ bởi lớp sáp. Dịch tiết của rệp cũng là thức ăn của kiến.
Có hai loại rệp hại thân, lá, quả chính trên cây cà phê là loài rệp xanh và rệp sáp.
Vòng đời của rệp vẩy xanh thường từ 42 đến 57 ngày. Rệp thường xuất hiện quanh năm.
Vòng đời của rệp sáp thường khoảng 30 ngày. Một con trưởng thành thường đẻ 500 trứng. Giai đoạn từ trứng đến sâu non thường từ 5 đến 7 ngày. Rệp sáp thường xuất hiện khi cây ra hoa cho đến hết mùa thu hoạch, bệnh gây hại chủ yếu trong những tháng mùa khô và đầu mùa mưa.
Biện pháp phòng trừ.
Chú ý làm sạch cỏ dại, vệ sinh đồng ruộng thường xuyên để hạn chế sự phát triển của kiến.
Biện pháp phòng trừ tốt nhất đối với các loại rệp chính là sử dụng các loại nấm ký sinh và thiên địch để chúng loại trừ ngay sự phát triển của trứng và rệp. Nếu bệnh bùng phát mạnh thì mới sử dụng thuốc hóa học.
Đối với các loại rệp sáp hại quả nên sử dụng thuốc hóa học sớm khí bệnh phát triển, sau khi cắt cành cần phun Suprathion hay supracid (0,2- 0,3 %), phun 1 – 2 lần mỗi lần cách nhau từ 7 đến 10 ngày. Hoặc sử dụng Bi58 (0,3%),…
Khi phun thuốc cần chú ý phun vào những nơi rệp ẩn nấp nhiều như ở dưới lá, bên trong cuống quả và nên phun vào thời kì trứng vừa nở, sâu non còn yếu thì tác dụng thuốc sẽ cao hơn. Nếu rệp đã có lớp sáp bảo vệ thì thuốc khó thấm sâu vào rệp.
Rệp sáp hại thân, lá và quả khiến quả bị rụng nhiều và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của cây cà phê nên bà con cần chú ý thăm vườn thường xuyên để phòng trừ kịp thời.