Các phương pháp nhân giống bơ hiện nay

Để tránh mua phải cây giống kém chất lượng. Bà con vui lòng chỉ liên lạc tới số 0966.25.17.86 để được tư vấn

Bơ là một trong những loài cây ăn trái đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Việc nhân giống bơ và mở rộng diện tích trồng bơ đang là một trong những vấn đề rất được bà con quan tâm.

Tuy nhiên làm thế nào để nhân giống bơ được tốt nhất và đảm bảo được những phẩm chất của giống bơ cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong kỹ thuật nhân giống. Hoa bơ là hoa lưỡng tính nhưng vì thời điểm nở của nhụy hoa và nhị hoa không đồng đều nên cây bơ thường rất dễ bị lai tạp giữa nhiều giống với nhau chứ không giữ được đặc tính ban đầu của giống mẹ nên nếu sử dụng hạt bơ để nhân giống thường không đem lại hiệu quả tối ưu cho vườn trồng. Phương pháp nhân giống vô tính thường là phương pháp có hiệu quả nhất khi nhân giống bơ.

Phương pháp chiết rễ.

Cách tiến hành như sau:

  • Đầu tiền cần chọn những rễ cây mẹ có đường kính khoảng 1 cm nằm sát trên mặt đất, rễ khỏe mạnh và không có sâu bệnh sau đó dùng dao khía vào đoạn vỏ của cây rồi tác bỏ phần vỏ này ra bên ngoài để làm gián đoạn mạch dẫn.
  • Sau khi bị tách võ thì ở đoạn rễ này sẽ đâm chồi, bà con chăm sóc kỹ lưỡng rồi đào đoạn rễ ngày để đem đi trồng.
  • Đây là một trong những biện pháp nhân giống hiệu quả nhưng lại không thể nhân giống với hệ số cao bởi số lượng rễ đảm bảo đủ tiêu chuẩn để chiết không nhiều hơn nữa khi áp dụng phương pháp này thường khiến cây mẹ bị tốn sức và dễ dàng bị nhiễm bệnh cho cây mẹ nên bà con cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

ghép chồi bơ

Phương pháp ghép cây.

Xem thêm: Cách ghép bơ đạt tỷ lệ sống cao nhất

  • Đây là phương pháp nhân giống bơ phổ biến nhất hiện này nhờ giữ được ưu điểm của các giống cây mẹ, hệ số nhân giống lớn và kỹ thuật thực hiện cũng không quá phức tạp. Tỷ lệ ghép thường đạt từ 70 đến 90% nên có thể thực hiện trên quy mô lớn.
  • Bà con chỉ cần chọn được loại giống cây thích hợp với những đặc tính như năng suất cao, ổn định, cây có trái cỡ vừa, phẩm chất ngon, có khả năng thích nghi cao trong điều kiện ở địa phương như các giống bơ Booth, bơ Hass, bơ Reed. Kỹ thuật ghép cần thực hiện như sau:

Chọn chồi bơ.

  • Cần chọn những chồi bơ nằm ở vị trị đầu cành, cành đã phát triển thuần thục và trên chồi có nhiều mắt chồi.
  • Không nên chọn chồi quá non hoặc quá ngắn sẽ khó ghép. Nên cắt chồi dài khoảng từ 4- 5 cm là hợp lý.

Chọn gốc ghép.

  • Trước khi tiến hành ghép cần tiến hành ươm hạt để tạo gốc ghép cho cây, gốc ghép cần là những cây khỏe mạnh, có lá màu xanh đậm, thân thẳng và không bị sâu bệnh.
  • Cây ghép thường được ươm cao khoảng 40 -50 cm, thân cây mập mạp thì chúng ta có thể tiến hành ghép.

Tiến hành ghép.

  • Bước 1: Dùng dao rạo giấy hoặc dao sắc và sạch cắt ngang thân của gốc ghép. Vị trí cắt cần không quá già cũng không quá non sau đó tiến hành chẻ dọc theo thân ghép xuống khoảng 1 cm.
  • Bước 2: Ta cắt bỏ lá của chồi ghép và tiến hành vát nhọn bên dưới theo dạng chữ V.
  • Bước 3: Tiến hành đặt thẳng chồi ghép và vị trí thân ghép theo chiều thẳng đứng. Cần thực hiện dứt khoát một lần không nên cắm vào rồi rút ra cắm lại sẽ ảnh hưởng đến mạch dẫn bên trong.
  • Bước 4: Sử dụng dây ghép chồi để quấn chặt phần tiếp giáp của chồi ghép và gốc ghép, quấn dần dây lên phía trên ngọn, cần chú ý quấn dây phủ kín lên toàn bộ phần chồi để ngăn không cho nước thấm vào và làm hư chồi ghép. Dây ghép chồi bà con có thể mua tại các điểm ươm cây hoặc các đại lý thuốc bảo vệ thực vật đều có.

– Chăm sóc cây ghép.

  • Sau khi quấn dây và ổn định được vị trí vết ghép bà con nên xếp cây riêng ra một khi vực khác để dễ dàng chăm sóc hơn.
  • Cân xếp cây ghép ở nơi thoáng mát, không bị đọng nước và có nhiệt độ trung bình từ 25 đến 27 độ C, nếu quá nắng thì cần sử dụng lưới để che.
  • Sau khoảng 20 ngày thì quá trình trao đổi chất giữa thân ghép và gốc ghép sẽ diễn ra giúp các chồi ghép trên mắt chồi phát triển. Bà con tiến hành chăm sóc và chọn ra những chồi khỏe mạnh nhất. Loại bỏ những chồi không phát triển hoặc kho đen ra khỏi vườn ươm.
  • Trong quá trình chăm sóc cần thường xuyên thăm vườn để loại bỏ các chồi mọc ra từ gốc ghép, kiểm tra cây có bị nhiễm sâu bệnh không để có biện pháp phòng trừ kịp thời đảm bảo cho cây đủ tiêu chuẩn đến khi xuất vườn.
Posted in:
Hãy để lại nhận xét về bài viết này, chúng tôi sẽ ghi nhận và giúp đỡ bạn
hotline viện eakmat