Rầy phấn (Allocaridara malayensis) là một trong những loài sầu hại phổ biến thường xuyên xuất hiện trên vườn sầu riêng, chúng thường chích hút các lá và đọt non khiến cho lá bị dị dạng, không thể phát triển và đặc biệt là có thể khiến cây bị khô cành khiến năng suất của vườn bị giảm sút.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về loài sâu hại cũng như đưa ra các biện pháp khắc phục hiệu quả nhất, mời bà con cùng tham khảo!
Đặc điểm hình thái.
- Những con rầy phấn trưởng thành thường có kích thước khoảng 2.5- 3mm, có cánh màu trong suốt còn thân mình thì có màu vàng.
- Con trưởng thành thường đẻ trứng lên các lá non, trứng khi đẻ có màu vàng sau một thời gian sẽ chuyển sang màu nâu. Trứng thường tập trung lại thành chùm và khi nở thành ấu trùng chúng sẽ tấn công vào các mô của lá. Hình thái bên ngoài của ấu trùng thường có phủ một lớp sáp mỏng, các tua sáp thường kéo dài xuống cuối thân. Những con ấu trùng tuổi lớn hoặc trường thành có cánh nên di chuyển rất nhanh.
Tập tính hoạt động.
- Rầy phấn thường xuất hiện chủ yếu trong mùa khô, có khả năng lây lan mạnh. Số lượng của rầy phấn sẽ ngày càng tăng cao và có khả năng phát triển thành dịch.
- Rầy phấn thường tập trung chủ yếu dưới mặt lá của cây sầu riêng, chúng xuất hiện dày đặc thành từng đám có màu trắng đục phía dưới mặt lá, đặc biệt là ở các đọt non.
Tác hại.
- Khi mới bị hại thì dưới mặt lá của cây sầu riêng sẽ xuất hiện một số đốm màu vàng sau đó những đốm này sẽ xuất hiện nhiều hơn, lá bị chích hút hết nhựa và trở nên dị dạng, lá thưa thớt, quăn queo. Phần đọt non bị rụng nhiều và thường bị khô ngọn.
- Sau rieng Dona khi bị rầy bông hại nhiều thường không phát triển, còi cọc và không có hoa. Tỷ lệ đậu quả thấp, những trái đậu thường hay bị sượng, phẩm chất trái kém nên khi phát hiện ra dấu hiệu của bệnh bà con cần nhanh chóng phòng trừ kịp thời.
Biện pháp phòng trừ.
- Để loại trừ loài rệp phấn hại sầu riêng bà con cần chú ý hơn trong việc bón phấn cũng như tưới nước đầy đủ để cây sầu riêng được sinh trưởng và phát triển tốt nhất, Cần chú ý tăng cường sử dụng thêm các loại phân hữu cơ để tăng độ mụn trong đất. Đối với các tỉnh miền Đông Nam Bộ nên duy trì một lớp cỏ giữ ẩm trong mùa khô.
- Khi tưới nước có thể kết hợp phun thẳng lên tán lá để hạn chế sự hoạt đồng của rầy dưới bề mặt của tán lá.
- Không nên diệt trừ các loài thiên địch của rầy như nhện, bọ rùa Coccinella, Chrysopa sp., hay ong kí sinh, tạo điều kiện để các loài thiên địch có thể tiêu diệt trứng rầy.
- Có thể sử dụng bẫy đèn màu vàng để thu hút rầy vào ban đêm.
- Do rầy có khả năng sinh sản nhanh, những con trưởng thành có khả năng di chuyển nên cần chú ý phòng trừ rầy ngay từ khi phát hiện ra. Đối với những vườn có mật độ rầy nhiều thì có thể sử dụng các loại thuốc hóa học trừ rầy như Applaud, Basudin, Supracide, Bassa… Cần chú ý sử dụng đúng liều lượng để thuốc phát huy được hiệu quả. Phun kỹ dưới bề mặt lá để phòng trừ rầy hiệu quả hơn.