Như chúng ta đã biết vào lúc sầu riêng dona nở hoa, kết trái luôn là thời điểm cần có sự chăm sóc đặc biệt và khoa học. Điều đó sẽ giúp cho cây trồng đảm bảo về năng suất ổn định trong mỗi mùa vụ. Đó là lý do chúng tôi xin chia sẻ cách chăm sóc cây sầu riêng khi ra hoa cho bà con sau đây.
Mục đích trong cách chăm sóc cây sầu riêng khi ra hoa
- Tất cả các giống cây ăn quả trước lúc nở hoa đều trải qua thời kỳ phân hóa mầm hoa.Việc phân hóa mầm hoa cho cây đã là điều bắt buộc phải thực hiện trong cách chăm sóc sầu riêng khi ra hoa. Điều này sẽ giúp hoa nở cùng thời điểm và phát triển tốt, hỗ trợ cho việc chăm sóc quả thuận lợi về sau.
- Với sầu riêng thì cây yêu cầu cần phải có thời gian khô hạn ít nhất là 10 – 14 ngày để phân hoá mầm hoa. Nếu thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều, thì cây sẽ nhiễm bệnh, mầm hoa sẽ không phát triển, ra hoa ít, rải rác, dẫn đến năng suất quả kém.
Điều tiết nước là cách chăm sóc sầu riêng khi ra hoa
- Bà con cần ghi nhớ rằng cây thường phân hoá mầm hoa tại tháng 12 – 1 mỗi năm. Vào lúc này mà quan sát thấy cây vẫn chưa phân hoá mầm hoa hoặc phân hoá ít thì các bạn phải dọn sạch cỏ, rác trong và ngoài tán cây, tạo độ thông thoáng tốt, đất nhanh khô để cây ra hoa.
- Khi bạn quan sát mà thấy đất khô, cây bị héo mà vẫn chưa có mầm hoa thì chúng ta hãy tưới nhẹ một lần để tạo độ ẩm. Rồi tiếp tục xiết nước tạo khô hạn, chờ cây ra hoa đồng đều thì chọn đợt hoa đó để thời gian thu hoạch quả không quá 15 ngày trên cùng 1 cây. Ngoài ra, để kích thích ra nhiều hoa, ta có thể phun NPK 10 – 60 – 10, liều lượng gấp đôi hướng dẫn xịt vào lúc sáng sớm và chiều mát, xịt 2 lần cách nhau 7 ngày.
Tưới nước nuôi hoa trong kỹ thuật chăm bông sầu riêng
- Khi chăm sóc sầu riêng giai đoạn ra hoa các bạn có thể tưới nước lúc các mầm hoa đã đạt cỡ khoảng 3 – 4cm, không nên tưới khi mầm hoa còn nhỏ, sẽ làm những mầm hoa ở đuôi trái bị điếc không tạo quả được.
- Cách tưới nước là ta tưới bằng vòi phun xoè quanh tán từ ngoài vào trong cho đến khi nước tràn mặt đất, và tưới tập trung dưới tán cây. Lần tưới sau là khi lớp đất mặt bắt đầu khô, khoảng 2 – 5 ngày sau khi tưới. Trước khi hoa nở 1 tuần, bà con giảm 2/3 lượng nước mỗi lần tưới, để cây được thụ phấn, đậu nhiều trái.
- Bà con nên trồng xen canh thêm sau rieng ri6 để 2 giống này thụ phán chéo hỗ trợ nhau tăng thêm năng suất nha.
Phun phân bón lá trong kỹ thuật chăm bông sầu riêng
- Phân bón là một yếu tố thiết yếu trong vấn đề cung cấp dưỡng chất cho cây. Vì cậy khi nụ hoa đã mọc rõ ràng, thì các bạn kết hợp phân NPK 20 – 20 – 20 cùng với TE và Botrac để phun, tránh sử dụng phân bón gốc. Phun định kỳ 7 – 10 ngày cho tới khi quả được 60 ngày tuổi. Phun ướt đều mặt trên và dưới của lá vào sáng sớm hoặc chiều mát. Trong lần phun khi hoa sắp nở, có thể phối hợp với thuốc Agri – Fos400 nồng độ 0,5%, để hạt phấn khoẻ, đậu quả tốt hơn. Cũng có thể kết hợp được với thuốc trừ sâu bệnh để cách chăm sóc cây sầu riêng khi ra hoa đạt hiệu quả hơn.
Tỉa hoa trong kỹ thuật chăm bông sầu riêng
Nhằm giúp cây tập trung dưỡng chất nuôi hoa chính thì người ta thường hay thực hành việc tỉa hoa theo những cách sau:
- Với những cành cấp 1: nên để lại những chùm hoa cách thân từ 0,5 – 1,8m tuỳ tuổi thân
- Với những cành to khoẻ thì giữ lại những chùm hoa nhiều, tránh để hoa đầu cành. Tuỳ sức khoẻ của cành mà để 4 – 10 chùm hoa/cành, khoảng cách hợp lý từ 20 – 25cm.
- Lúc hoa dài 8 -10cm thì nên tỉa bớt hoa trong 1 chùm, để lại tầm 10 hoa khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh trở xuống.
Qua đây, các bạn đã thấy rằng để thực hành các công việc của kỹ thuật chăm bông sầu riêng không hề đơn giản. Nó yêu cầu người trồng phải có sự quan sát kỹ lưỡng và thực hành tỉ mỉ, cẩn thận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bà con hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.
Trung tâm cây giống – vườn ươm viện eakmat
Địa chỉ: Thôn 10, xã Hoà Thắng, TP. Buôn Ma Thuột, Daklak.
Đây chính là một trong những địa chỉ cung cấp những cây giống đầu dòng tốt nhất cho bà con, với mức giá ưu đãi hấp dẫn.