Điều (Đào lộn hột) là một trong những cây công nghiệp lâu năm đang được trồng nhiều tại vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, một số ít có thể trồng ở các tỉnh miền Tây.
Điều thích hợp trồng ở những vùng có khí hậu nhiệt đới trên nhiều loại đất khác nhau, đặc biệt là những vùng có đất cằn cỗi cây điều vẫn có thể sinh trưởng và phát triển tốt nên thường được chọn là cây “xóa đói giảm nghèo” có giá trị hiệu quả kinh tế cao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con tìm hiểu được nguồn gốc cũng như những giá trị kinh tế của cây điều.
Nguồn gốc và phân bố địa lý.
Phân loại khoa học.
Giới: Plantae
Bộ: Sapindales
Họ: Anacardiaceae
Chi: Anacardium
Loài: A. Occidentale
Cây điều (Anacardium occidentale) có nguồn gốc xuất hiện ở vùng Đông Bắc Brazil, cây mọc hoang dại trên các bãi cát ven biển và một số vùng đất xung quanh. Sau khi phát hiện thấy giá trị của nó người ta bắt đầu trồng điều trên một diện tích và biến nó trở thành một cây công nghiệp.
Vào thế kỷ thứ 16 cây điều thường chỉ được sử dụng để che phủ và chống xói mòn cho đất. Một số người Bồ Đào Nha đã mang điều đến trồng ở Ấn Độ, Malaysia và một số nơi ở vùng bờ biển Đông Phi sau đó nó được nhiều người biết đến và trồng rộng rãi tại các nước nhiệt đới ở Châu Á.
Điều thường trồng ở những vùng có khí hậu nhiệt đới có vĩ tuyến từ 30 độ Bắc đến 30 độ Nam. Điều được trồng phổ biến lên tới 50 quốc gia và nơi trồng nhiều điều nhất là Ấn độm Mozambich, Brazil, Malayxia, Srilanca, Philipines, Tanzania, Nigieria, Kênia.
Việt Nam đang là có sản lượng điều nhân xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới. Điều thường chỉ được trồng ở các tỉnh phía Nam nhất là các tỉnh vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và có một số ít trồng ở miền Tây. Hiện nay các tỉnh có diện tích trồng điều lớn nhất gồm Bình Phước, Đồng Nai, Đắk Lắk, Bình Thuận và Bình Định.
Giá trị của cây điều.
Giá trị kinh tế cao nhất của cây điều đến từ nhân hạt điều bởi nó có chứa đa dạng các chất dinh dưỡng khác nhau, trong đó hàm lượng chất béo chiếm tới 44.9 %, tinh bột chiếm 19,82%, đường là 13,48 %, ngoài ra còn có chứa 2,49% là canxi, photpho sắt và các loại vitamin như B1, B2, D, E, PP,…. Nhân hạt điều có thể chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau như điều rang, bánh kẹo nhân điều.
Ngoài công dụng để chế biến các món ăn thì điều cón có thể ép dầu, trong vỏ hạt điều thường có chứa từ 23 đến 28% dầu. Dầu vỏ điều thường rất dễ cháy, có màu đẹp nên thường được sử dụng để chế vecni cho đồ gỗ, sơn chống thấm hay sơn chịu nhiệt. Ngoài ra dầu điều còn được sử dụng trong một số loại thuốc nhuộm hay cả mỹ phẩm.
Thông thường nhiều người thường không sử dụng trái điều vì nó thường gây tưa lưỡi. Tuy nhiên trái điều có chứa hàm lượng vitamin C nhiều rất 5 lần quả cam, ngoài ra còn có vitamin B2 cùng các chất khoáng, đạm, đường và tanin rất tốt cho sức khỏe. Một số nơi đã sơ chế điều để làm rượu nhẹ hoặc nước giải khát lên men.
Điều là một trong những cây công nghiệp có dầu thích hợp trồng ở các tỉnh miền Nam nước ta, hiện nay để có tới 50 tỉnh trồng điều và diện tích điều sẽ còn tăng cao khi giá trị kinh tế của điều đang được khẳng định nhờ nhân hạt có giá trị xuất khẩu lớn.